Thế giới đang đô thị hóa với tốc độ đáng báo động. Liên Hiệp Quốc cho rằng, trên toàn thế giới, dân số thành phố sẽ tăng lên 1,1 tỷ từ nay đến năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, sức ép lên hệ thống giao thông là điều không thể tránh khỏi. Các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới nhìn thấy một số lời hứa trong việc ngăn chặn ùn tắc giao thông bằng cách học hỏi từ côn trùng xã hội như kiến.
Qua việc quan sát hành vi và cách phân bố lộ trình của đàn kiến, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ bầy đàn hoạt động hiệu quả khi mỗi cá thể trong tổ chức kết hợp lại với nhau thành một hệ thống phi tập trung, dù là tự nhiên hay nhân tạo.
Vậy làm thế nào để đưa trí tuệ bầy đàn vào cho từng chiếc xe trong thực tế? Hạ tầng công nghệ áp dụng cho xe thông minh hiện nay có phương pháp chính là V2I và V2V. Công nghệ V2V, sẽ cho phép xe ô tô “nói chuyện” với nhau.
Hy vọng với công nghệ này, ô tô tự vận hành sẽ có thể “giao tiếp” các các xe khác. Từ đó, chúng có thể đưa ra lộ trình di chuyển hợp lý nhất. Cụ thể, bằng các dữ liệu được chia sẻ, có thể dự đoán tuyến đường nào đang bị tắc nghẽn hoặc cảnh báo trước các mối nguy tiềm tàng.
Những chiếc xe hơi khi được ứng dụng công nghệ AI kết hợp với trí tuệ bầy đàn sẽ có khả năng dự tính, giao tiếp với nhau về tình hình tắc nghẽn giao thông, kết hợp với bản đồ số, điều hướng từ vệ tinh từ đó đưa ra các tính toán cho cuộc hành trình.
Trong tương lai, các chuyên gia hi vọng rằng công nghệ V2I và V2V sẽ là công nghệ bắt buộc phải áp dụng trên xe hơi. "Ý tưởng là trang bị cho mọi chiếc xe mới trên đường với công nghệ truyền thông tầm ngắn chuyên dụng để xe có thể “nói chuyện” với nhau.
Tuy nhiên, ý tưởng xe thông minh giao tiếp được không nhận được sự đồng tình của tất cả mọi người. Một số người phản đối khi nghi ngờ rằng, việc thu thập thông tin có thể vi phạm đến quy định về bảo về quyền riêng tư. Những dữ liệu ấy sẽ được quản lý và sử dụng ra sao. Hoàn toàn có lý khi dữ liệu đó bị kẻ xấu thu thập và dùng để theo dõi người sử dụng.
Theo Enternews