Ảnh minh họa
Theo đó, xe mô tô (không bao gồm xe máy điện) loại dung tích xylanh đến 100cm3 đóng phí tối đa 100 ngàn đồng/năm; trên 100 cm3 mức phí là 150 ngàn đồng/năm. Xe ô tô cá nhân chở người dưới 10 chỗ mức thu là 130 ngàn đồng/tháng; xe buýt, xe dưới 10 chỗ; xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng dưới 4.000kg phải đóng mức phí sử dụng đường bộ là 180.000 đồng/tháng, tương đương 540.000 đồng/quý và 2,16 triệu đồng/năm.
Cũng từ ngày 1-11, mức phí sử dụng đường bộ đối với xe đầu kéo được điều chỉnh tăng theo các mức sau: 590.000 đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000kg; 720.000 đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000kg đến dưới 27.000kg; 1,04 triệu đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000kg đến dưới 40.000kg và 1,43 triệu đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000kg trở lên (mức phí theo quy định trước đây là 270.000 đồng/tháng với xe đầu kéo có trọng lượng bản thân dưới 8.500kg và 390.000 đồng/tháng với xe đầu kéo có trọng lượng từ 8.500kg trở lên).
Cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện khai, nộp phí theo tháng. Đặc biệt, ô tô bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên và ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ và ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ.
Theo Phapluat TPHCM