Thứ Ba, 26/11/2024 01:42:16 GMT+7
Lượt xem: 1317

Tin đăng lúc 15-11-2021

Vì sao dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào Đồng Nai?

Trong những tháng cuối năm, dòng vốn của doanh nghiệp FDI lại tiếp tục đổ vào các địa phương trong đó có Đồng Nai? Vì sao Đồng Nai có sức hút đối với nhà đầu tư ngoại?
Vì sao dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào Đồng Nai?
Toàn cảnh dự án mà Nestle' Việt Nam cam kết đầu tư vào nhà máy Trị An tại tỉnh Đồng Nai với tổng số tiền 132 triệu USD

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, từ đầu năm 2021 đến nay, Đồng Nai đã thu hút được gần 140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn 1,1 tỷ USD; trong đó có 93 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm hơn 736 triệu USD, số còn lại là các dự án cấp mới.Năm 2021, Đồng Nai đặt mục tiêu thu hút 700 triệu USD vốn FDI, qua gần 10 tháng của năm, thu hút FDI của tỉnh đạt gần 160% kế hoạch năm.

 

Hầu hết dự án đầu tư vào Đồng Nai thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện tử, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, ít lao động, không gây ô nhiễm môi trường; phù hợp với chủ trương thu hút FDI có chọn lọc của địa phương.

 

Một số dự án lớn như: dự án của Công ty Hansol Electronics Vietnam tại Khu công nghiệp Hố Nai, vốn đầu tư 100 triệu USD; dự án sản xuất cà phê của Công ty Nestlé Việt Nam tại Khu công nghiệp Long Bình, vốn đầu tư hơn 130 triệu USD; dự án của Công ty Ojitex Việt Nam tại Khu công nghiệp Lộc An-Bình Sơn, vốn đầu tư 60 triệu USD.

 

Ông Lê Văn Danh, Phó Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, cho biết dịch COVID-19 tác động rất lớn đến thu hút đầu tư nước ngoài của Đồng Nai. Nhà đầu tư khi đến tỉnh tìm hiểu môi trường sản xuất kinh doanh, lựa chọn địa điểm mở dự án phải tuân thủ nhiều quy định phòng, chống dịch.Vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tăng vốn mở rộng sản xuất, đầu tư thêm nhiều dự án mới tại Đồng Nai.

 

Theo ông Danh, sau khi được cấp giấy nhận đầu tư, các doanh nghiệp đã xây dựng nhà xưởng, nhập máy móc, trang thiết bị nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động. Hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang liên hệ với Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai để mở thêm dự án.

 

Như vậy, tính đến nay, Đồng Nai có gần 1.500 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn 32 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 45 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản. Lý giải nguyên nhân dẫn đến địa phương nhưu Đồng Nai nói riêng và VN nói chung, bà Nguyễn Bích Ngọc-Thứ trưởng Bộ KH& ĐT cho rằng, ợt dịch lần thứ 4 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh… những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI, khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp bị đảo lộn sản xuất kinh doanh; có doanh nghiệp phải dừng một phần, thậm chí toàn bộ hoạt động.

 

Trước những khó khăn trên của doanh nghiệp, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã luôn đồng hành, chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt; đã nỗ lực và hành động quyết liệt vì một mục tiêu cao nhất là phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh.

 

Bà Ngọc khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI, đã thể hiện tinh thần đoàn kết, chung tay chia sẻ có trách nhiệm với Chính phủ, chính quyền địa phương, hỗ trợ người dân, cộng đồng trong cuộc chiến với dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức. Các doanh nghiệp đã thể hiện tinh thần vượt khó, thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI vào môi trường kinh doanh của Việt Nam và tính hiệu quả trong các giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

Còn ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc công ty Nestlé Việt Nam, chia sẻ, là tập đoàn hàng đầu thế giới gắn kết và thấu hiểu địa phương, Nestlé cam kết tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư với mong muốn đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng bền vững và bao trùm của Việt Nam.

 

Vừa qua, công ty Nestlé Việt Nam đã cam kết đầu tư 132 triệu USD trong hai năm tới nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An-Đồng Nai, hướng tới mục tiêu đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới.

 

Với nhà máy Nestlé Trị An, ông Binu Jacob cho biết đây là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam và cũng là một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trong khu vực của Tập đoàn. Ngoài mục tiêu sản xuất các sản phẩm cà phê chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Nestlé Trị An cũng được xuất khẩu tới đi hơn 25 quốc gia trên thế giới.

 

“Khoản đầu tư mới cho nhà máy chế biến cà phê này sẽ giúp Nestlé Việt Nam sản xuất đa dạng các sản phẩm. Với dây chuyền, thiết bị và công nghệ tiên tiến, Nestlé Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cà phê, đồng thời tăng cường xuất khẩu sản phẩm Made in Vietnam ra khu vực và thế giới… Với sự hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã nhận ra những cơ hội mở rộng sản xuất cà phê ở Việt Nam trong những năm tới. Tập đoàn Nestlé hiện là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng giá trị thu mua khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm - tương đương khoảng 700 triệu USD...

 

Theo Diendandoanhnghiep.vn

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang