Thứ Sáu, 22/11/2024 19:48:51 GMT+7
Lượt xem: 8328

Tin đăng lúc 25-09-2017

Việt Nam nằm trong top 5 điểm gia công may mặc

Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia hàng đầu để các CPO tìm nguồn hàng dệt may.
Việt Nam nằm trong top 5 điểm gia công may mặc
Việt Nam nằm trong top 5 điểm gia công may mặc

Hãng tư vấn McKinsey & Company vừa thực hiện một cuộc khảo sát bằng cách phỏng vấn các giám đốc mua hàng (CPO) của 63 thương hiệu hàng may mặc hàng đầu thế giới, với tổng lượng mua hàng trị giá 137 tỷ USD/năm.

 

Theo khảo sát này, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia hàng đầu để các CPO tìm nguồn hàng dệt may, với 35% CPO cho biết họ chọn Việt Nam là 1 trong 3 điểm mua hàng quan trọng nhất trong 5 năm tới. Bangladesh dẫn đầu danh sách này với tỷ lệ 49%, theo sau là Ethiopia (43%), Myanmar (37%), Việt Nam và Ấn Độ (22%).

 

Là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh đã xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 28,14 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua, tăng trưởng 0,2% so với năm trước. Trung Quốc giữ vị trí thứ nhất với doanh thu xuất khẩu 177 tỷ USD, còn Việt Nam giữ vị trí thứ 3 với 25 tỷ USD, tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2012-2016. 

 

Tuy nhiên, do nhu cầu cao hơn từ các nhà bán lẻ và các thương hiệu, trong 2 tháng đầu (tháng 7 và tháng 8) của năm tài chính hiện tại, xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh đã tăng trở lại, tăng 14,05% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,52 tỷ USD.

 

Cuộc khảo sát của McKinsey cho rằng chi phí nguyên vật liệu và hóa chất, tỷ giá hối đoái, chi phí lao động, các thay đổi trong hiệp định thương mại, chi phí tuân thủ, thay đổi sức mua, chi phí vận chuyển và chi phí tài chính sẽ là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh hàng may mặc.

 

Mặt khác, các CPO đã chia sẻ quan điểm rằng họ sẽ giảm mua hàng từ Trung Quốc, theo ghi nhận của cuộc khảo sát. Trung Quốc đã không còn là quốc gia gia công chi phí thấp, do nhu cầu địa phương tăng lên và nguồn cung lao động giảm xuống.

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc hiện đã giảm mạnh kể từ mức đỉnh 207 tỷ USD vào năm 2014, và thấp hơn cả mức của năm 2012.

 

Nguồn Thời báo Kinh doanh

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang