Thứ Sáu, 22/11/2024 01:47:22 GMT+7
Lượt xem: 4692

Tin đăng lúc 14-12-2015

Walmart vs Target: Trận chiến khốc liệt dịp Giáng sinh

Giáng sinh và dịp cuối năm là thời điểm lễ hội, vui chơi cũng như nghỉ ngơi của nhiều người, đặc biệt là tại Phương Tây. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất cho ngành bán lẻ.
Walmart vs Target: Trận chiến khốc liệt dịp Giáng sinh

Walmart và Target là hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và cũng là hai đối thủ truyền kỳ nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh này.

 

Thời điểm Giáng sinh và dịp cuối năm là khoảng thời gian cạnh tranh diễn ra ác liệt nhất giữa 2 đối thủ. Tất nhiên, mỗi chuỗi bán lẻ có chiêu thức riêng để hút khách hàng cho công ty mình.

 

Vấn đề của Walmart

 

Walmart là một gã khổng lồ trong ngành bán lẻ cả về phạm vi hoạt động lẫn vị thế áp đặt giá cả. Tuy nhiên, tập đoàn này lại đang gặp khó khăn khi tăng trưởng doanh số thời gian gần đây tại thị trường Mỹ luôn đi ngang.

 

Nguyên nhân của hiện tượng này là do việc quản lý hình ảnh của hãng có vấn đề. Hàng loạt những thông tin về những khuất tất cho mức lương trả cho nhân viên đến hành vi hối lộ ở Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil đã khiến hình ảnh của hãng trong con mắt người tiêu dùng đi xuống.

 

Trong khi đó, công ty lại không có nhiều động thái cải thiện những ảnh hưởng truyền thông này.

 

 

Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của Walmart phần lớn là những người có thu nhập thấp hoặc có quan tâm nhiều đến giá cả sản phẩm. Đây là nhóm khách hàng dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế khi khả năng hạn chế chi tiêu khá cao.

 

Một minh chứng rõ ràng là dù kinh tế Mỹ đã hồi phục trở lại sau khủng hoảng 2008, nhưng người dân Mỹ vẫn chưa mạnh tay chi tiêu trước những số liệu tăng trưởng không rõ ràng, đặc biệt là về tiền lương.

 

Hậu quả là nhiều ngành kinh tế Mỹ đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng riêng ngành bán lẻ Mỹ và đặc biệt là Walmart lại không có sự bùng nổ đáng kể nào.

 

Vấn đề của Target

 

Target cũng là chuỗi bán lẻ lớn tại Mỹ và thương hiệu này mở rộng đối tượng khách hàng của mình ra cả những người có thu nhập trung bình nhằm cạnh tranh với Walmart.

 

Thời kỳ đỉnh cao của hãng bán lẻ này là vào thập niên 80-90 khi CEO Ron Johnson cho bán những nhãn hàng cao cấp với giá rẻ hơn tại Target. Chiến lược này của ông Johnson đã đem lại những nhóm khách hàng mới quan tâm đến thương hiệu sản phẩm nhưng muốn mua với giá thấp hơn.

 

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia hiện nay cho rằng hãng đang bị mất tập trung vào nhóm khách hàng này thay vì những người tiêu dùng thu nhập thấp, vốn là nhóm khách hàng chủ chốt của Target.

 

Hơn nữa, vụ bê bối dữ liệu của 70 triệu khách hàng năm 2014, bao gồm những thông tin về thẻ tín dụng cũng như cá nhân vẫn khiến tập đoàn này chịu ảnh hưởng cho tới nay. Việc người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu Target đang khiến cho những kế hoạch lớn tiếp theo của hãng rơi vào nghi vấn.

 

Target hiện đã có khoảng 80 chi nhánh tại Canada vào năm 2014, nhưng hãng vẫn có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại đây. Trong khi đó, doanh số của Target tại Canada trong thời gian gần đây không khả quan, cũng tương tự như những gì đang diễn ra tại Mỹ.

 

Nhiều chi nhánh của Target đã không thể tăng trưởng doanh số hoặc có tăng trưởng thấp trong vài quý gần đây.

 

Rõ ràng, cả 2 tập đoàn bán lẻ đang có những khó khăn và dịp Giáng sinh cũng như cuối năm là thời kỳ quan trọng để ngành bán lẻ nâng doanh thu và thu hút người tiêu dùng trở lại. Tất nhiên, chiến lược của Walmart và Target cũng không hề giống nhau.

 

Chiến lược của Walmart

 

Walmart thu hút khách hàng vào dịp cuối năm bằng một chiến lược mới ngoài giá cả, đó là trải nghiệm mua hàng. Trên thực tế, vị thế của Walmart đủ lớn để đàm phán có lợi về giá đối với các sản phầm. Hơn nữa, việc cho phép người tiêu dùng mua số lượng lớn và được giảm giá đã thành công thức thành công quen thuộc của hãng qua mọi năm.

 

Tuy vậy, việc trải nghiệm mua sắm tại các chi nhánh của Walmart lại là một “cực hình” khi quá đông người chen lấn nhau để mua hàng giảm giá cuối năm. Những dãy xếp hàng dài chờ thanh toán, việc quét phiếu thưởng, thẻ giảm giá cũng như trả lại hàng trở nên phức tạp tại các quầy thanh toán.

 

Hậu quả là người tiêu dùng ngày càng thích mua sắm online với mức khuyến mại hấp dẫn không kém mà không phải sếp hàng. Thậm chí, nhiều khách hàng chấp nhận mua sắm trước dịp lễ khá lâu dù mức khuyến mãi không cao nhằm tránh việc chen lấn và chờ đợi.

 

Giải pháp của Walmart là cải tiến công nghệ thanh toán trong hệ thống xử lý của hãng nhằm giảm thiểu thời gian tính tiền và quét thẻ. Ngoài ra, hãng cũng mở một số của hãng Walmart nhỏ nhằm phục vụ những khách hàng không mua nhiều sản phẩm và giảm tải cho các chi nhánh lớn.

 

Chiến lược của Target

 

Thông thường, chất lượng dịch vụ của Target nhỉnh hơn so với Walmart nhưng hãng lại hơi yếu thế về khả năng cạnh tranh giá sản phẩm.

 

Dù đối tượng khách hàng của Target rộng hơn một chút so với Walmart nhưng mảng khách hàng thu nhập thấp vẫn là những đối tượng chính của hãng. Do đó, Target đã thực hiện việc giảm giá mạnh đồng loạt nhiều sản phẩm để thu hút khách hàng nhiều hơn.

 

Động thái này của Target là một con dao hai lưới khi có thể thúc đẩy doanh số của hãng dịp nghỉ lễ những cũng có thể làm giảm lợi nhuận biên của hãng. Hơn nữa, những ảnh hưởng từ vụ bê bối thông tin năm 2014 có thể khiến khách hàng vẫn còn e ngại khi mua sắm tại Target, qua đó khiến công ty khó giữ chân được người tiêu dùng sau dịp nghỉ lễ.

 

 

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Target có lợi thế hơn đôi chút so với Walmart. Do đối tượng khách hàng của Target rộng hơn nên hãng cũng chịu ít ảnh hưởng từ biến động kinh tế hơn Walmart.

 

Ngoài ra, ảnh hưởng bê bối thông tin chỉ là yếu tố tác động ngắn hạn hơn là một vấn đề xuất phát từ chiến lược kinh doanh của hãng nên Target có nhiều khả năng dần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Mỹ.

 

Một yếu tố quan trọng nữa là chiến lược hạ giá của Target có tác động nhanh hơn so với viêc cải thiện chất lượng dịch vụ của Walmart. Người tiêu dùng nhìn ngay thấy được lợi ích khi sản phẩm hạ giá, còn trải nghiệm mua hàng thì cần thời gian nhiều hơn để nhận ra.

 

Tóm lại, ngành bán lẻ Mỹ đang trong giai đoạn cải tổ và phục hồi. Việc nền kinh tế Mỹ có tăng trưởng tốt hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người tiêu dùng.

 

Cho dù chiến lược của Walmart hay Target có thành công hay không thì dịp nghỉ lễ năm nay chắc chắn sẽ là khoảng thời gian chiến tranh gay cấn của 2 hãng này.

 

Nguồn: Hoàng Nam/ttvn.vn


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang