Thứ Bẩy, 23/11/2024 01:21:38 GMT+7
Lượt xem: 3102

Tin đăng lúc 30-10-2017

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh, đạt 2,84 tỷ USD sau 10 tháng

Giá trị xuất khẩu hàng rau quả 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh, đạt 2,84 tỷ USD sau 10 tháng
Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 10/2017 ước đạt 209 triệu USD. (Ảnh minh họa: Internet)

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 năm 2017 ước đạt 209 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 76%, 3,6%, 2,9%, và 2,6%. Trong 9 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh là Nhật Bản (66,1%), UAE (58%), và Trung Quốc (53,1%)

 

Cũng theo Bộ NN&PTNT, thị trường trái cây tháng 10 biến động tăng giảm theo từng loại trái cây khác nhau. Giá dừa xiêm xanh và giá dừa tươi Bến Tre giảm do thị trường miền Trung, miền Bắc giảm cầu vì thời tiết chuyển lạnh, trong khi đó, thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc gặp sự cạnh tranh về mẫu mã, trọng lượng, giá cả với dừa xiêm xanh của Thái Lan.


Trong khi đó, giá nhãn tại Bình Phước tăng do năm nay nhiều nông dân chọn ra bông nhãn sớm, nhãn chính vụ ít hơn. Mặt khác thời điểm này, nguồn cung trái cây Nam bộ đã bắt đầu giảm, vì thế nhãn được thị trường ưa chuộng trở lại.

 

Giá thanh long tại một số tỉnh ĐBSCL tăng cao do nguồn hàng xuất khẩu hiếm. Do ảnh hưởng của những cơn mưa lớn kéo dài liên tiếp, diện tích rau ngoài trời bị ngập úng, dập nát, thối hỏng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam khiến giá tăng mạnh.

 

Trong tháng 10/2017, thị trường rau quả biến động thất thường do tác động của thời tiết cũng như thay đổi cung cầu. Tại Nghệ An, giá chanh giảm mạnh xuống mức giá 1.000-4.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp kỷ lục từ nhiều năm nay. Nguyên nhân là do nguồn cung tăng vào thời điểm thu hoạch trong khi không có biến động về nhu cầu.

 

Trong khi đó, tại Bình Phước, giá nhãn đã tăng trở lại trong tháng với mức giá 12.000 - 14.000 đồng/kg, trong khi con số này của tháng 8/2017 là 8.000 đồng/kg. Nguyên nhân tăng đột biến của việc giá nhãn đột nhiên tăng trở lại trong tháng 10 là năm nay nhiều nông dân chọn ra bông nhãn sớm, nhãn chính vụ ít hơn.

 

Mặt khác thời điểm này, trái cây Nam bộ đã bắt đầu giảm, vì thế nhãn được thị trường ưa chuộng trở lại. Ngoài ra, giá thanh long tại một số tỉnh ĐBSCL cũng tăng cao với giá 25.000 đ/kg (ruột trắng) và 55.000 đ/kg (ruột đỏ) do nguồn hàng xuất khẩu hiếm.

 

Trong tháng 10 vừa qua, do ảnh hưởng của những cơn mưa lớn kéo dài liên tiếp khiến diện tích rau ngoài trời bị ngập úng, dập nát, thối hỏng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam khiến giá tăng mạnh, thậm chí nhiều loại giá tăng gần gấp đôi.

 

Trên địa bàn Hà Nội, các loại rau xanh đều tăng giá mạnh, mức tăng trung bình 16 từ 2.000-10.000 đồng/kg/mớ tùy loại, thậm chí có loại giá còn tăng gần gấp đôi. Tương tự, tại Đà Lạt (Lâm Đồng) và TP HCM nhiều loại rau củ tăng phi mã như súp lơ xanh tăng từ 20.000 - 35.000 đồng/kg tùy loại; cà chua tăng từ 10.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg; xà lách từ 12.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg./.

 

Nguồn VOV


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang