Thứ Hai, 25/11/2024 09:15:35 GMT+7
Lượt xem: 1860

Tin đăng lúc 05-10-2018

14 Chi cục quản lý thị trường miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục được bàn giao về Bộ Công Thương

Sáng ngày 4/10, tại TP. Đà Nẵng, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) 14 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục được bàn giao về Bộ Công Thương theo Quyết định số 34/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường.
14 Chi cục quản lý thị trường miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục được bàn giao về Bộ Công Thương
Thứ trưởng Đặng Hoàng An phát biểu khai mạc tại Lễ bàn giao

Chi cục QLTT các tỉnh trong đợt bàn giao lần này gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

 

 

Đại diện của 14 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên đều góp mặt tại sự kiện

 

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết: Cách đây hơn một tháng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị trực tuyến để phổ biến và quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn về tổ chức của Bộ Công Thương.

 

61 năm qua, dù trải qua rất nhiều các tên gọi từ Ban QLTT Trung ương, Ban chỉ đạo QLTT Trung ương, Cục QLTT Bộ Thương Mại và cuối cùng là Cục QLTT Bộ Công Thương mặc dù đứng trên cương vị nào thì nhiệm vụ của lực lượng QLTT là làm cho môi trường thị trường trở nên trong sạch, lành mạnh, tuân thủ đúng pháp luật, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra đo lường, xuất xứ và chất lượng của hàng hóa.

 

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, dù tổ chức có thay đổi thế nào đi nữa thì nhiệm vụ, con người và phạm vi tác nghiệp của lực lượng QLTT ở 63 tỉnh thành cơ bản vẫn như cũ, riêng khu vực miền Trung-Tây Nguyên cần cố gắng vì còn rất nhiều những khó khăn với đường biên giới và bờ biển trải dài, các hoạt động mua bán diễn ra phức tạp. Cũng theo Thứ trưởng, gian lận thương mại ngày càng sử dụng nhiều hình thức hiện đại và tinh vi, kéo theo đó là sự phát triển quá nhanh của thương mại điện tử với mức tăng trưởng cao 25% do đó công tác quản lý ngày một khó khăn và gian nan hơn đòi hỏi lực lượng QLTT phải nâng cao về công nghệ, năng lực nghiệp vụ phối hợp với liên ngành với các đơn vị tại địa phương tiếp tục đấu tranh chống gian lận.

 

 

Thứ trưởng Đặng Hoàng An thực hiện việc bàn giao các Chi cục QLTT địa phương đến Trung ương

 

"Lực lượng QLTT phải luôn gắn chặt với địa phương và không thể tách rời, tổ chức hành chính mới sẽ tổ chức các Cục QLTT tại địa phương sau đó sẽ làm đề án để giảm 19 Cục thành 43 Cục QLTT trên cả nước, đến năm 2020 thì con số các đội QLTT cấp huyện sẽ giảm còn 47% so với hiện nay. Về mô hình sinh hoạt Đảng thì thống nhất là các Cục QLTT mới sẽ sinh hoạt với cấp ủy Đảng địa phương và do địa phương phân công tạo điều kiện", Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết thêm.

 

Cũng tại buổi lễ đã có một số ý kiến đề xuất kiến nghị của các đơn vị QLTT tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

 

Ông Vũ Quang Thắng - Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Quảng Bình chia sẻ, để xây dựng lực lượng QLTT lên đến chính quy hiện đại thì việc chuyển giao thành Tổng cục do Bộ Công Thương quản lý là điều làm anh em công tác trong ngành rất vui và phấn khởi, song ông Thắng mong muốn, địa phương vẫn luôn quan tâm và phối hợp chặt chẽ với lực lượng QLTT, có như vậy công tác phòng chống hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại mới có hiệu quả.

 

Theo ông Lê Hồng Hà- Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Gia Lai đề nghị: Lực lượng 389 địa phương vẫn để Chi Cục trưởng QLTT làm phó ban và có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ với nhau; ngoài ra cũng kiến nghị Bộ Công Thương cấp con dấu cho lực lượng QLTT để thuận tiện và kịp thời cho việc xử lý vi phạm và kiểm soát hàng hóa trong thời kỳ chuyển giao khá phức tạp này.

 

Còn theo đại diện của Chi cục QLTT Khánh Hòa thì nên phân cấp đào tạo cán bộ để quản lý nhiệm vụ mới. Vị đại diện này cũng đặt ra câu hỏi là các tổ chức Đảng, đoàn thanh niên và đặc biệt là công đoàn ngành sẽ sinh hoạt ở đâu.

 

Ông Nguyễn Xuân Quang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: Tỉnh luôn tiếp thu chủ trương của Chính phủ, sẽ tranh thủ giải quyết những khó khăn trong thời kỳ chuyển giao để không làm gián đoạn nhiệm vụ và công việc của lực lượng QLTT, ngoài ra sẽ chỉ đạo các đơn vị địa phương phối hợp tốt với lực lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị- Nguyễn Quân Chính chia sẻ, là một người từng nằm trong lực lượng QLTT các nhân ông cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào khi 61 năm qua với nhiều tên gọi thì đến nay QLTT đã mang một cái tên xứng tầm với chức năng và nhiệm vụ. Ông mong muốn QLTT sẽ là lực lượng nòng cốt giữ cho thị trường trong sạch. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm những cán bộ hợp đồng, bố trí sắp xếp họ những công việc mới phùi hợp để họ tiếp tục gắn bó với nghề.

 

Nguồn Báo Công Thương


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang