Thứ Bẩy, 23/11/2024 14:12:44 GMT+7
Lượt xem: 735

Tin đăng lúc 14-07-2022

Bình Thuận: Tăng cường hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn qua các đề án khuyến công quốc gia

Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bình Thuận đã xác định mục tiêu phát triển công nghiệp thực sự trở thành trụ cột kinh tế, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình Thuận: Tăng cường hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn qua các đề án khuyến công quốc gia
“Nước mắm Phan Thiết - Mũi Né” một trong những sản phẩm có thế mạnh của địa phương

 

Cùng với lợi thế của địa phương, Bình Thuận có nguồn lợi từ thủy sản, đa dạng về chủng loại và trữ lượng, với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng rất lớn. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có 231 cơ sở, doanh nghiệp thủy sản; trong đó có 28 doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp, ủy thác xuất khẩu sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản duy trì tăng cao. Do vậy, trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng việc phát triển kinh tế biến, chế biến thủy sản, từng bước phát triển và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

 

Để thực hiện tốt chủ trương của tỉnh đề ra, Trung tâm Khuyến công (TTKC) tỉnh Bình Thuận tiếp tục triển khai các đề án khuyến công quốc gia hỗ trợ các DN ứng dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế địa phương. Năm 2022, TTKC thực hiện đề án khuyến công và hỗ trợ cho 04 đơn vị thụ hưởng gồm: Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nước mắm Phan Thiết - Mũi Né đầu tư mua sắm (Nồi hơi dạng đứng để cô đặc đạm nước mắm); Công ty TNHH Muối và Thương mại Gia Thịnh đầu tư mua sắm (máy sấy băng tải); Công ty TNHH Thương mại Chế biến hải sản Đầm Sen đầu tư mua sắm (Máy dò kim loại tự động trong dây chuyền chế biến hải sản); Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà đầu tư mua sắm (Dây chuyền rửa quả thanh long).

 

Theo ông Đặng Trung Thái - Phó Giám đốc TTKC tỉnh Bình Thuận cho biết: Được sự quan tâm của Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương, sự hỗ trợ về nghiệp vụ của các phòng chuyên môn của Cục Công Thương địa phương đã hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị tiên tiến ứng dụng trong sản xuất, chế biến của đề án khuyến công quốc gia năm 2022 cho các đơn vị trên địa bàn của tỉnh, tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở công nghiệp mạnh dạn đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, nhằm phát triển công nghiệp hóa nông thôn của tỉnh ổn định và bền vững.

 

Quá trình thực hiện đề án, TTKC chủ trì, quản lý kinh phí để triển khai thực hiện đề án, ký kết hợp đồng thực hiện công việc với các đơn vị thụ hưởng, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, thị kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đề án, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và tổ chức nghiệm thu thanh quyết toán kinh phí đề án.

 

Qua đó, với những dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy sản hiện đại sẽ góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tiêu hao năng lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

 Thu Hằng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang