Thứ Sáu, 22/11/2024 20:40:30 GMT+7
Lượt xem: 2829

Tin đăng lúc 28-06-2017

Doanh nghiệp “đau đầu” vì thiếu nguồn nhân lực kế thừa

Đào tạo thế hệ kế thừa và chuyển giao quyền lực luôn là vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm. Bởi một doanh nghiệp không thể phát triển lâu dài nếu không có thế hệ kế thừa.
Doanh nghiệp “đau đầu” vì thiếu nguồn nhân lực kế thừa
Các diễn giả tham gia Leader Talk “Chiến lược cho thế hệ kế thừa"

Chính vì vậy việc đầu tư cho thế hệ trẻ, là đầu tư cho tương lai, đồng thời cũng là chiến lược quan trọng để phát triển doanh nghiệp bền vững. Vậy nên, nhu cầu đào tạo và tuyển dụng không thể mạnh ai nấy làm mà cần có sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp để tránh tình trạng “thừa và thiếu”.

 

Tại chương trình Leader Talk “Chiến lược cho thế hệ kế thừa” vừa mới diễn ra tại TP.HCM do Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng kết hợp với VCCI TP.HCM, Nam Hương Corp tổ chức với sự tham dự trên 700 đại biểu đã làm cho không khí diễn đàn “nóng lên”.

 

Một thực trạng cho thấy lâu nay nguồn nhân lực Việt Nam đang gặp phải một số nghịch lý đáng báo động. Chỉ tính riêng kỹ sư, thạc sỹ ra trường mỗi năm có đến 200.000 người không có việc làm phù hợp. Đó là chưa tính đến số sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng gia tăng trong khi các doanh nghiệp lại luôn khát nguồn nhân lực. Vậy đâu là giải pháp và định hướng cho các em học sinh, sinh viên để các em có thể dễ dàng hội nhập với doanh nghiệp khi ra trường?

 

 Cô Tiffany Lynn Kennedy, chuyên gia tư vấn chiến lược học tập và định hướng sớm nghề nghiệp, Trưởng phòng tư vấn học thuật, nghề nghiệp của trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) chia sẻ: Tư vấn hướng nghiệp và chọn trường được xem là một vấn đề cấp thiết hiện nay vì nó giúp cho các em học sinh chọn nghề một cách có cơ sở, có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo…Muốn chọn được một công việc đúng thì có 3 nhân tố chính cần quan tâm đó là: xác định thiên hướng cá nhân; xem xét lợi ích tài chính và mức độ thành công. Nhưng để định hướng được 3 điều đó thì cần có rất nhiều kế hoạch, chiến lược tư vấn hỗ trợ cho các em vì ở lứa tuổi nhỏ của mình, các em còn rất bỡ ngỡ trước sự lựa chọn những ngành nghề và môi trường làm việc thực tế.      

 

Không chỉ tác động từ phía nhà trường, mà bản thân của mỗi một doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo đội ngũ kế thừa, ông Ngô Bàng Long, Tổng Giám đốc Công ty Bảo vệ Bình An nêu ra vấn đề: “thế hệ kế thừa” chúng ta trao gì cho họ? vậy nên chăng các doanh nghiệp mới thành lập có dám đặt hàng với nhà trường hay không?.Tuy nhiên chi phí đặt hàng có thể cao hơn so với đào tạo hàng loạt như lâu nay?.

 

Ở góc nhìn khác, bà Văn Thị Anh Thư, Phó Tổng Giám đốc cấp cao phụ trách nhân sự Suntory PepsiCo Việt Nam cho rằng: chúng ta nên nghĩ đến “thừa kế ngược”. Nếu bạn có uy tín, có tầm nhìn…thì một lúc nào đó người ta sẽ mời bạn vào vị trí quản lý đúng với khả năng của bạn.  

 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng ban, Ban dự án Co.opmart Phân Khúc Cao chia sẻ: ở Sài Gòn Co.op, giới trẻ chúng tôi đã lập kế hoạch cho mình, ít nhất là 5 năm, nhằm tạo ra giá trị để truyền lại cho nhân lực kế thừa..

 

Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai cũng đề cập đến đào tạo nguồn nhân lực cũng phải đào tạo song hành nhân cách của con người. Theo bà Mai, vì ở mọi lực lĩnh việc làm nào phẩm chất, đạo đức, tính trung thành, tính nhân văn…rất cần, nếu không nhân sự chỉ là Robot mà thôi…

 

Tại Leader Talk, đa số đại biểu cho rằng: xu thế lao động toàn cầu: “doanh nghiệp nên đồng hành cùng nhà trường” có như vậy, sinh viên khi ra trường mới đáp ứng được nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp.

 

Nguồn Enternews.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang