Thứ Sáu, 22/11/2024 11:38:30 GMT+7
Lượt xem: 18108

Tin đăng lúc 20-11-2017

Hà Nam: Làng nghề gốm Quyết Thành phát triển bền vững nhờ đề án khuyến công

Sau khi được thụ hưởng từ đề án hỗ trợ phát triển các làng nghề của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (TTKC&XTTM) tỉnh Hà Nam từ năm 2014, đến nay làng nghề gốm Quyết Thành ở thị trấn Quế (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã ngày một phát triển bền vững, đưa được nhiều sản phẩm tới các khu vực trong và ngoài nước. Đặc biệt, làng nghề được khôi phục sau một thời gian tưởng chừng như phải ngừng hoạt động.
Hà Nam: Làng nghề gốm Quyết Thành phát triển bền vững nhờ đề án khuyến công
Ông Nguyễn Đức Phú - Chủ nhiệm Hợp tác xã Gốm Quyết Thành vừa làm việc, vừa chia sẻ với Phóng viên về hiệu quả của đề án hỗ trợ của TTKC&XTTM tỉnh Hà Nam đối với làng nghề gốm Quyết Thành.

Được biết, làng nghề gốm Quyết Thành là ngôi làng có lịch sử lâu đời tới gần 500 năm, xưa gọi là làng Đinh Xá. Đặc trưng sản phẩm của làng nghề là gốm son, sản xuất nhiều sản phẩm như: Bình rượu, ấm trà, nồi nấu món cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng. Trong những năm gần đây, sản phẩm gốm Quyết Thành đã được xuất khẩu sang nhiều trường khác như: Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ…, còn đối với thị trường trong nước, sản phẩm được phân phối ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Giang, Thái Bình, Thanh Hóa,... cùng các tỉnh miền Nam. Thế nhưng ít ai biết biết rằng, làng nghề từng phải trải qua nhiều biến cố như: Phát triển thưa thớt, lò nung dần bị nguội lửa, sản phẩm chỉ lưu thông trong khu vực nội địa, các dịch vụ thu mua đi bán dạo khắp nơi. Vì thế, sản phẩm không nhiều, công nghệ không có ai dám đầu tư thay đổi.

 

Tuy nhiên, nhờ nhiệt huyết của những người con yêu nghề gốm, đề án hỗ trợ phát triển làng nghề của TTKC&XTTM tỉnh Hà Nam, làng nghề gốm Quyết Thành đã dần được khôi phục và phát triển ổn định. Cụ thể, hiện nay mỗi năm làng nghề đã cho ra được 6 triệu sản phẩm, chủ yếu là bình rượu, ấm trà, chum lọ,... và một số vật dụng cần thiết khác trong cuộc sống bằng 5 lò đốt, trong đó chỉ có một lò đốt công nghệ mới nhờ sự hỗ trợ từ đề án phát triển làng nghề của TTKC&XTTM tỉnh Hà Nam nhưng đã mang lại thu nhập trung bình mỗi tháng 3,5 triệu đồng/người.

 

 

Tên của làng nghề 500 năm được đặt cho tên làng hiện nay thuộc thị trấn Quế (Kim Bảng, Hà Nam)

 

Năm 2004, làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm có màu vàng son gắn với những mẫu sản phẩm đa dạng mang tính truyền thống được quảng bá rộng rãi, được nhiều người biết hơn. Trong đó, những người thợ giỏi được công nhận vì đã có công lao đóng góp cho phát triển làng nghề. Làng gốm Quyết Thành dần được khôi phục lại, còn sớm tạo được thương hiệu.

 

Trao đổi với PV Tạp chí Công nghiệp & Tiêu dùng, ông Nguyễn Đức Phú - Chủ nhiệm Hợp tác xã Gốm Quyết Thành cho biết: “Làng nghề hiện nay đã ngày một phát triển bền vững hơn sau khi được TTKC&XTTM tỉnh Hà Nam hỗ trợ thay đổi hệ thống dây chuyền lò nung đốt sản phẩm bằng khí gas có giá 200 triệu đồng. Theo đó, với lò nung công nghệ mới, chúng tôi đã dễ dàng tạo ra được những sản phẩm đẹp hơn, tốt hơn và đa dạng mẫu mã theo yêu cầu của thị trường”.

 

 

 “Dây chuyền lò nung công nghệ mới có nhiều ưu điểm so với lò nung truyền thống như: Có thể đốt được nhiều sản phẩm phức tạp, tỷ lệ thành công trên 95%, giảm được sức lao động của con người và giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường… do đó, dù đã thực hiện cách đây vài năm nhưng đề án hỗ trợ của TTKC&XTTM tỉnh Hà Nam đã đóng không nhỏ trong giai đoạn phát triển sản phẩm và khôi phục làng nghề”, ông Phú bày tỏ.

 

Có thể nói, TTKC&XTTM tỉnh Hà Nam là trợ thủ đắc lực giúp làng nghề gốm Quyết Thành dần xây dựng được thương hiệu trong và ngoài nước với sản phẩm đa dạng và độc đáo. Thêm vào đó là niềm đam mê làm nghề gốm của những con người nơi đây. Họ đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu quý hiếm là loại đất sét khác với những nơi khác để tạo nên những bình rượu có khả năng thải chất độc aldehit (chất độc trong rượu).

 

 

Sản phẩm sau khi được đốt lò công nghệ cao mang màu son truyền thống đa dạng và độc đáo

 

Về hiện tượng đặc biệt trên, ông Nguyễn Đức Phú – Chủ nhiệm Hợp tác xã Gốm Quyết Thành lý giải: “Nhờ thiên nhiên khí hậu ban tặng mà đất ở đây khác với những nơi khác không có được. Vì thế, khi sản phẩm đem đựng rượu thì thải được chất độc rượu Aldehyt (Aldehyt là một độc tố gây ung thư, bệnh tim mạch, những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer,… dù với một lượng ít – PV), những độc tố ra ngoài và vẫn giữ được hương vị của rượu, không giảm nồng độ, thể tích và uống sẽ thấy mát. Ngoài ra, dùng sản phẩm ấm trà để pha thì uống thơm và mát, giữ cho trà được lâu vì cách ẩm tốt”.

 

Cũng theo ông Phú, hiện tượng đặc biệt này khoa học chưa lý được nhưng từ trước đến nay các thương hiệu rượu truyền thống, chè san tuyết nổi tiếng đang kết hợp sử dụng với sản phẩm của chúng tôi.

 

Nguyễn Long Trọng


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang