Thứ Năm, 21/11/2024 20:14:30 GMT+7
Lượt xem: 927

Tin đăng lúc 31-10-2024

Lạng Sơn: Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của chương trình khuyến công

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (Trung tâm) xác định nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của công nghiệp nông thôn (CNNT) là gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm.
Lạng Sơn: Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của chương trình khuyến công
Khách tham quan gian trưng bày, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn tại Hội chợ

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có sự hỗ trợ hiệu quả, huy động được các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều này góp phần tạo ra nhiều năng lực sản xuất mới, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng thêm; Máy móc, thiết bị công nghệ của một số cơ sở sản xuất được bổ sung, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các văn bản và chính sách liên quan đến hoạt động khuyến công đã từng bước được hoàn thiện và tuyên truyền sâu rộng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các huyện, thành phố, các cơ sở sản xuất CNNT. Các chính sách và hoạt động khuyến công đã bước đầu động viên, khuyến khích kịp thời các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn.

 

Năm 2024, Trung tâm đã xây dựng 02 đề án khuyến công quốc gia với tổng kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng trình Sở Công Thương Lạng Sơn thẩm định cơ sở, đồng thời chuyển Cục Công Thương địa phương xem xét, trình Bộ Công Thương phê duyệt. Cùng với đó, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã phê duyệt 11 đề án với tổng kinh phí thực hiện là 02 tỷ đồng cho đề án khuyến công địa phương.

 

Mặc dù chương trình khuyến công đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất CNNT, xong còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua do các cơ sở CNNT trên địa bàn phát triển theo hướng tự phát, manh mún nhỏ lẻ; Năng lực yếu, chưa đủ sức cạnh tranh; Sản phẩm CNNT chưa phong phú; Công tác tuyên truyền chính sách khuyến công chưa thường xuyên; Nguồn kinh phí từ ngân sách dành cho chương trình khuyến công còn hạn chế…

 

Trước thực trạng đó, để chất lượng, hiệu quả của hoạt động khuyến công ngày được nâng cao, Trung tâm đã tập trung đưa ra những giải pháp, như: Gắn công tác khuyến công với xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm CNNT; Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách khuyến công bằng nhiều hình thức khác nhau và thường xuyên, kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công.

 

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng sẽ nhân rộng việc xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật ứng dụng công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; Nhân rộng các mô hình sản xuất sản phẩm mới, các mô hình ứng dụng công nghệ có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

 

Mặt khác, Trung tâm kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh cần bổ sung nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách dành cho hoạt động khuyến công. Trong đó nên xét hỗ trợ ưu tiên các đơn vị đăng ký hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Đề nghị Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các đề án khuyến công Quốc gia sớm để Trung tâm, đơn vị thụ hưởng triển khai đề án. Trong trường hợp đề án khuyến công quốc gia đã đăng ký với Cục Công Thương địa phương không được phê duyệt cần phải có thông báo cho các đơn vị đã đăng ký được biết để tham mưu, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch khuyến công địa phương.

 

Tiến Hải


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang