Thứ Sáu, 22/11/2024 16:27:53 GMT+7
Lượt xem: 3162

Tin đăng lúc 16-08-2016

Nâng cấp thông tư 20: Cần bình đẳng cho mọi doanh nghiệp

Chính sách cần ủng hộ số đông đây là kiến nghị của các DNNVV và nhiều cơ quan gửi tới Bộ Công thương đề nghị không nâng cấp Thông tư 20/1011/BCT về hạn chế nhập khẩu xe ô tô không chính hãng lên thành nghị định.
Nâng cấp thông tư 20: Cần bình đẳng cho mọi doanh nghiệp
Yêu cầu phải nhập khẩu xe ô tô chính hãng đang đẩy gần 300 DN nhập khẩu xe ô tô đến bờ vực phá sản. (Ảnh minh họa)

Hiện tại vẫn có hai luồng ý kiến khá trái ngược nhau liên quan đến thông tư này. Ông Nguyễn Quang Dũng – đại diện cho Audi Việt Nam đưa ra hàng loại lý do để nâng cấp Thông tư 20/2011 lên nghị định. Theo ông Dũng, việc chỉ cho nhập khẩu xe chính hãng sẽ đảm bảo được đầy đủ tiêu chuẩn bảo hành và an toàn của xe ô tô. Khi các DN nhập khẩu có sự liên hệ với các nhà sản xuất thì từ sửa chữa, bảo hành đến chất lượng của xe được bảo đảm hơn các xe nhập khẩu trôi nổi. Như vậy, lợi ích của người tiêu dùng được bảo đảm.

 

Ngoài ra, quyền lợi của Nhà nước cũng được bảm đảm vì giá cả chuẩn xác không có chuyện khai man trốn thuế. Ông Dũng đã đưa ra một ví dụ về chiếc xe Audi A8 được ghi hóa đơn tại Việt Nam có giá chỉ 3 tỷ đồng. Trong khi giá trị thật phải 6,5 tỷ đồng.

 

Ông Nguyễn Đức Khương – đại diện Porsche Việt Nam cùng quan điểm với đại diện Audi khi lo ngại các DN nhập khẩu không chính hãng ghi hóa đơn dưới giá trị thật của thị trường. Ông Khương cho rằng, rất nhiều DN xuất hóa đơn chỉ khoảng 70% giá thị trường. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của DN nhập khẩu chính hãng, của Nhà nước.

 

Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của đại diện các hãng xe sang, các DNNVV phản bác lại các lập luận trên. Ông Nguyễn Tuấn – Chủ DN Thiên Quốc An cho rằng, chính sách cần hướng đến số đông. Nếu cứ nói tới tiêu chuẩn của các xe sang thì đó chưa phải là tiếng nói của cộng đồng. Tính đến nay, chưa có thống kê nào về việc xe nhập khẩu không chính hãng nên gây tai nạn nhiều. Việc xảy ra tai nạn của xe ô tô cơ bản là do lỗi của lái xe, phần con lại có thể do lỗi khách quan…

 

Tiêu chuẩn chất lượng xe ô tô của Việt Nam đã có Cục Đăng kiểm thực hiện đầy đủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Nếu nói về trốn thuế nhập khẩu cũng là chuyện rất khó xảy ra. Thực tế, cơ quan hải quan và thuế của Việt Nam kiểm soát vấn đề này rất chặt. Cơ quan thuế và hải quan thường dẫn chiếu từ giá của nhà sản xuất để áp thuế mà không căn cứ vào những hóa đơn ghi dưới giá thị trường.

 

Ông Nguyễn Hữu Dung – Chủ một DNNVV nhập khẩu ô tô bức xúc, yêu cầu phải nhập khẩu xe ô tô chính hãng đang đẩy gần 300 DN nhập khẩu xe ô tô đến bờ vực phá sản. Các nhà sản xuất toàn quyền để định đoạt giá cả, dịch vụ và số lượng xe nhập khẩu. Như vậy, chính sách tự làm khó cho chính DN và người tiêu dùng Việt Nam và bảo vệ nhà sản xuất xe ô tô ở nước ngoài. Các DN được chính hãng ủy quyền thường phải có cam kết về doanh số cùng nhiều tiêu chuẩn khác.

 

Thực tế, nhiều DNNVV sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp miễn là có lãi. Trong khi, DN nhập khẩu chính hãng với dòng xe sang phải lãi 500 triệu đồng/1 chiếc thì chúng tôi chỉ lãi 50 triệu đồng/1 chiếc xe ô tô. Chi phí bán hàng của DNNVV thấp hơn, tiết kiệm hơn. Chính sách thì nên mở rộng cho các đối tượng tham gia thị trường cạnh tranh. Ông Dung nói.

 

Một số chuyên gia cho biết, các quốc gia phát triển không quản lý như Việt Nam. Họ không phân biệt xe sản xuất ở đâu? Do ai nhập khẩu mà kiểm soát về chất lượng. Nếu nói về vấn đề thuế là của Tổng cục Thuế, chất lượng do Cục Đăng kiểm kiểm soát. Vấn đề chính là tạo cơ hội cho mọi loại hình DN đều có quyền tư do cạnh tranh.

 

Mặc dù, Thông tư 20/2011 đã hết hiệu lực từ 01/7. Tuy nhiên, những chính sách như vậy đang ủng hỗ cho những DN lớn, ủng hộ cho đối tượng khách hàng giàu có mà chưa ủng hộ số đông.

 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang