Định hướng nội dung hoạt động khuyến công địa phương năm 2024 gồm:
- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; thiết kế mới, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong đó ưu tiên một số lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và chế biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu; công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
- Xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn: Lựa chọn xây dựng thí điểm một số mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, chế biến thực phẩm; sản xuất vật liệu không nung, vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm cơ khí; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. Trong đó ưu tiên chế biến nông, lâm, thuỷ sản, chế biến thực phẩm; sản xuất vật liệu không nung.
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn: Tập trung đào tạo các ngành nghề truyền thống, các nghề mới, các nghề có thế mạnh về lao động, tài nguyên...
- Tham gia hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tại các hội chợ, triển lãm có quy mô trong và ngoài tỉnh.
- Tham gia tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh năm 2024.
Đăng ký kế hoạch khuyến công địa phương của các huyện, thành phố, thị xã gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/7/2023. Hồ sơ đề án đã đăng ký đề nghị hỗ trợ năm 2024 gửi Sở Công Thương trước ngày 30/10/2023 để Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn phát triển Công Thương Nghệ An tổng hợp báo cáo Sở Công Thương xem xét, thẩm định.
Công Du