Thứ Bẩy, 23/11/2024 15:02:56 GMT+7
Lượt xem: 702

Tin đăng lúc 17-10-2024

Tháo gỡ khó khăn về chính sách khuyến công cho các tỉnh thành khu vực phía Nam

Để hoạt động khuyến công (KC) ngày càng hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) thì những khó khăn, hạn chế về chính sách KC cũng phải sớm được hoàn thiện và tháo gỡ. Đây sẽ là trợ lực tốt để các địa phương thuộc tỉnh, thành khu vực phía Nam phấn đấu đạt mục tiêu trong năm 2024 và giai đoạn tiếp theo.
Tháo gỡ khó khăn về chính sách khuyến công cho các tỉnh thành khu vực phía Nam
Tiếp tục đồng bộ các giải pháp khuyến công để CNNT ngày càng phát triển

Khuyến công là trợ lực vững chắc cho các cơ sở CNNT

 

Năm 2023, theo đánh giá của Sở Công Thương Trà Vinh, việc hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã giúp các cơ sở CNNT nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất 15 - 40% so với trước. Đồng thời, giảm đáng kể chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường. Được biết, năm vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Trà Vinh thực hiện 23 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến cho 20 cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí trên 8,3 tỷ đồng, trong đó kinh phí KC hỗ trợ gần 3,3 tỷ đồng, số tiền còn lại cơ sở đối ứng. Năm 2024, UBND tỉnh Trà Vinh tiếp tục phê duyệt Kế hoạch KC địa phương và xúc tiến thương mại với tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng. Theo đó, sẽ hỗ trợ 13 cơ sở CNNT đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và sản xuất; hỗ trợ các cơ sở xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, thuê tư vấn, trợ giúp thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm…

 

Sở Công Thương Đồng Tháp cũng nhấn mạnh, hoạt động KC thời gian qua đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các cơ sở CNNT sản xuất công nghiệp tại tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhờ các hoạt động KC, tỉnh Đồng Tháp đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự quan tâm đến việc cải tiến quy trình sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách hỗ trợ là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần vào sự phát triển bền vững của các cơ sở CNNT.

 

Đồng bộ các giải pháp KC

 

Mặc dù những tháng cuối năm 2024 vẫn sẽ còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam sẽ quyết tâm, nỗ lực đạt mục tiêu đề ra trong năm 2024. Đồng thời, mong muốn các chính sách KC thời gian tới sớm được hoàn thiện, những hạn chế về nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng cũng sớm được tháo gỡ.

 

Theo đó, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Sóc Trăng đã đề xuất Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương thường xuyên rà soát, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực KC. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách KC cho các cơ sở CNNT. Tăng cường khảo sát các DN trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu và có giải pháp hỗ trợ thích hợp. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất.

 

Để tăng cường hoạt động KC, Sở Công Thương Đồng Tháp sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động KC của địa phương, tạo môi trường pháp lý phù hợp. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành và UBND cấp huyện đối với hoạt động KC, tạo thuận lợi cho các cơ sở CNNT tham gia các chương trình KC. Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, DN nhỏ lẻ với các DN lớn, tạo thành chuỗi cung ứng sản xuất quy mô lớn hơn.

 

Như Trang


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang