Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thông báo chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan trước 17h00 ngày 15/4/2017.
Trong bối cảnh biến động của tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP thì Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang trở thành hi vọng lớn nhất cho Việt Nam nhờ tính khả thi cao trong thực tế.
Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết ngành công nghiệp da giày của Việt Nam dự kiến đạt tổng trị giá xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2017, tăng 10% so với năm ngoái.
Năm 2017, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa đạt cao hơn con số được Quốc hội giao (tăng trưởng 6-7% so với năm 2016). Và dù bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sẽ ký kết có thể giúp mục tiêu trên trở thành hiện thực.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu gạo Thái Lan được dự báo giảm 4% trong năm 2017 đạt 9,5 triệu tấn với tổng giá trị 43 tỷ Bạt.
Có tới trên 80% hạt tiêu của VN khó có cơ hội vào Châu Âu – thị trường vốn chiếm 23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của VN hằng năm khi Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA) chính thức áp mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Châu Âu được xem là khu vực nhiều hứa hẹn với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp có hiệu lực. Các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ có hai “làn sóng” đầu tư từ châu Âu sang Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp - Tài nguyên nước Australia đề nghị Chính phủ nước này sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín.