Thứ Sáu, 22/11/2024 00:46:06 GMT+7
Lượt xem: 5910

Tin đăng lúc 11-08-2015

Thừa Thiên Huế: Cụm công nghiệp Thủy Phương tạo mặt bằng sản xuất cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn

Đầu năm 2015, Cụm công nghiệp Thủy Phương thuộc phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập với tổng quy mô diện tích đất 74,8 ha.
Thừa Thiên Huế:  Cụm công nghiệp Thủy Phương tạo mặt bằng sản xuất cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Đồng Tâm

Đây là cụm Công nghiệp ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh các lĩnh vực: sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử, chế biến nông lâm sản và các ngành như mộc dân dụng, mỹ nghệ cao cấp, đan lát,...nhằm phát huy các ngành nghề truyền thống; phục vụ di dời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu dân cư, đô thị và phát triển tập trung một số loại hình thức sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

 

Trước khi có đề án thành lập, Cụm công nghiệp Thủy Phương là một Cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề đã được hình thành từ lâu nhưng hạ tầng vẫn chưa được đầu tư. Ông Huỳnh Thái, Phó Giám đốc Ban Đầu tư & Xây dựng thị xã Hương Thủy cho biết: “Cụm công nghiệp chỉ mới được đầu tư tuyến đường số 1 với tổng mức 3,2 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ năm 2008. Các tuyến đường gom dọc đường tránh Huế vẫn chưa được đầu tư nên hầu hết các doanh nghiệp hoạt động còn khó khăn. Trong khi đó, nguồn ngân sách của thị xã thì rất hạn chế nên không thể đầu tư xây dựng các tuyến đường trọng yếu này”.

 

Cụm công nghiệp Thủy Phương nằm trên địa bàn có điều kiện mặt bằng, địa hình phức tạp, nhiều nhà cửa, đồi núi, nhiều vùng trũng, khe suối, cây cối... Muốn đầu tư, các doanh nghiệp phải tự bỏ kinh phí khá cao để thực hiện các vấn đề liên quan, từ khâu đo vẽ thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng đến công tác san lấp mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện nước... Đó chính là vướng mắc lớn khiến các doanh nghiệp đắn đo khi đầu tư.

 

Việc hình thành cụm công ngiệp Thủy Phương là điều kiện để di rời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu vực dân cư, đô thị và phát triển tập trung một số loại hình sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là động lực thúc đẩy, phát huy các ngành nghề truyền thống trên địa bàn thị xã. Theo ông Ngô Văn Ty - Quản lý Xưởng sản xuất Công ty TNHH Thủy Xuân cho biết thì trước đây, mặt bằng sản xuất của xưởng hẹp, lúc sản xuất tạo ra tiếng ồn và khói bụi ảnh hưởng đến khu dân cư. Muốn phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, bên cạnh việc cải tiến mẫu mã và tìm kiếm thị trường thì địa điểm mặt bằng xưởng sản xuất là vấn đề then chốt. Năm 2009, công ty được cởi “nút thắt” về vấn đề mặt bằng khi được thuê đất tại Cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Thủy Phương. Từ diện tích chỉ 1.000m² ở xưởng cũ, công ty được thuê đất ở đây với diện tích 7.200 m² để làm mặt bằng sản xuất. Vì vậy, việc mở rộng quy mô sản xuất nhờ đó được thuận lợi hơn.

 

 

Công nhân kiểm tra thiết bị kĩ thuật tại Công ty TNHH Đồng Tâm

 

Tính đến thời điểm thành lập, Cụm công nghiệp Thủy Phương đã thu hút được 45 doanh nghiệp, trong đó 25 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 6 doanh nghiệp có quyết định thuê đất, 10 doanh nghiệp đang lập thủ tục và 1 doanh nghiệp đang lập hồ sơ xin thuê đất...

         

Như Trang


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang