Thứ Sáu, 22/11/2024 00:28:21 GMT+7
Lượt xem: 3783

Tin đăng lúc 16-07-2016

Thực phẩm bẩn đang là vấn nạn của toàn xã hội

Nông sản, thực phẩm không an toàn từ khâu sản xuất đến quy trình chế biến, bảo quản và tiêu thụ, thực sự đang là vấn nạn đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam hiện nay.
Thực  phẩm bẩn đang là vấn nạn của toàn xã hội
Thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống, sức khỏe người dân

Thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng mà còn dẫn đến nguy cơ mất cân bằng trong cơ cấu phát triển nông nghiệp, kém hiệu quả cả về giá trị kinh tế và ý nghĩa nhân văn.

 

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp

 

Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, Nhà nước, nông nghiệp Việt Nam đã liên tục phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển đất nước, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Những thành quả đó là nhờ sự đổi mới về thể chế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy quản lý trong nông nghiệp.

 

Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực, đến nay không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho hơn 90 triệu dân, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới.

 

Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội và những thách thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; tăng trưởng và giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm và đặc biêt, vấn đề mất vệ sinh, an toàn thực phẩm đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết.

 

Thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam, hơn nữa là niềm tin của người tiêu dùng trước những giá trị về kinh tế, văn hóa và đạo đức của các sản phẩm do con người tạo ra và tác động đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

 

Thực phẩm bẩn đang là vấn nạn

 

Hôi thảo “Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cùng Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 17/5 đã đưa ra những thống kê đáng báo động về điều này.

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 10% dân số thế giới bị ngộ độc do ăn thức ăn nhiễm độc, trong số đó có hàng trăm nghìn người bị chết vì nguyên nhân thực phẩm không an toàn.

 

Ở Việt Nam, tỷ lệ thực phẩm chưa an toàn còn rất cao. Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm do các tác nhân nấm mốc, vi sinh vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích sinh trưởng, kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc chống ẩm mốc… còn xuất hiện, tồn dư trong thực phẩm sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Con số thống kê ngộ độc thực phẩm cho thấy số vụ và số người bị ngộ độc không giảm trong những năm gần đây mà còn có dấu hiệu gia tăng.

 

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ; quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ thực phẩm; nhận thức và ý thức, trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, quản lý còn nhiều hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt và xử chưa đủ sức răn đe.

 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm và Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhấn mạnh: “Cần minh bạch, công khai luật, quy định, kết quả thanh tra, kiểm tra; truy xuất, điều tra và xử lý nghiêm sự cố mất an toàn thực phẩm. Khuyến khích liên kết giữa sản xuất và phân phối; hỗ trợ cơ sở áp dụng GAP/HACCP và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác. Tăng cường truyền thông giáo dục ý thức trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan thực thi kiểm soát”…

 

Thực tế này đã đặt ra yêu cầu cần có những rà soát, đánh giá tổng thể, nhận diện các vấn đề cốt lõi, tiềm ẩn và hiện hữu; các nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng trên, từ đó, có những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm đạt được sự cải thiện trên thực tế trong ngắn hạn và lâu dài.

 

Bà Lê Việt Nga – Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội. Quản lý an toàn là bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật, quản lý trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích mối nguy hoại; Đồng thời đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

 

Đặc biêt, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ áp dụng các biện pháp tiên tiến kinh doanh nông sản: vốn, kỹ thuật cho chăn nuôi, công tác sơ chế, chế biến, bảo quản, lưu thông… Bên cạnh đó, cần cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận đất đai, hạ tầng thương mại phục vụ nông sản chất lượng tốt.

 

Theo bà Nga, để nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giống nòi, tăng tuổi thọ và sức khỏe của người Việt Nam, vấn đề đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm đã được đặt ra như một nhiệm vụ chiến lược dài hạn trong chiến lược phát triển bền vững ở nước ta.

 

Theo Hồng Hương/Enternews

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang