Mảng điện thoại và linh kiện từ đầu năm đến nay tiếp tục thể hiện là điểm sáng nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, bất chấp khó khăn của dịch Covid-19.
Các sản phẩm từ cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Italy đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao tới ba con số trong nửa đầu năm nay nhờ tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do giữ Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA).
Sau khi tăng 16% vào nửa đầu tháng 7, xuất khẩu (XK) thủy sản nửa cuối tháng 7/2021 giảm khoảng 15% - 20% so với nửa đầu tháng khiến cho kim ngạch XK cả tháng giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái với 763 triệu USD.
Trong thời gian tới, tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng như việc đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine trong nước.
Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 373,36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 185,33 tỷ USD, nhập khẩu 188,03 tỷ USD, nhập siêu 2,7 tỷ USD.
Chiều 29-7, Văn phòng Bộ Công thương thông tin cho báo chí về việc Hoa Kỳ sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang nước này.
Dù dịch bệnh Covid-19 phức tạp, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tích cực. Giá xuất khẩu bình quân cà phê sang hầu hết các thị trường chính tăng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục, phía nhà nhập khẩu yêu cầu chuyển hình thức giao hàng từ FOB sang CIF khiến lợi nhuận không tăng.
Việt Nam đã ở tình trạng nhập siêu trong 6 tháng đầu năm 2021 trong khi về lý thuyết, một nền kinh tế bảo đảm được sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu, hoặc có thặng dư là đích hướng tới của mỗi quốc gia. Dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cán cân thương mại của nước ta sẽ sớm được cân bằng trong thời gian tới.
6 tháng đầu năm nước ta xuất khẩu sang các thị trường ASEAN đạt 13,9 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Với vị trí địa lý gần gũi, ASEAN là khu vực thị trường tiềm năng cho hàng Việt.