Chủ Nhật, 24/11/2024 09:46:44 GMT+7
Lượt xem: 3888

Tin đăng lúc 20-04-2020

Tuyên Quang duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống

Tuyên Quang nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: Dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản... Trong đó, nghề dệt thổ cẩm Hàm Yên (Tuyên Quang) đang phát triển và có nhiều khởi sắc, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.
Tuyên Quang duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống
Nghề dệt thổ cẩm tại Tuyên Quang đang được duy trì, Nghề dệt thổ cẩm tại Tuyên Quang đang được duy trì, phát triển và có nhiều khởi sắcphát triển và có nhiều khởi sắc

Sau gần 15 năm duy trì nghề, cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình (thị trấn Tân Yên) đã đưa ra thị trường nhiều mẫu mã đẹp, hoa văn tinh xảo, màu sắc hài hòa. Điều này không những tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

 

Theo ông Nguyễn Văn Mạnh - chủ cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình cho biết: Thời điểm mới đi vào sản xuất, cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu đầu ra. Bên cạnh đó, phải rất vất vả mất nhiều thời gian trong việc tạo ra trang phục và các sản phẩm dệt thổ cẩm vì phương pháp làm hoàn toàn thủ công. 

 

Từ những khó khăn đó, anh Mạnh quyết tâm tìm hiểu và áp dụng công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến vào làm nghề, và may mắn đã nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, anh quyết định đầu tư máy ép tạo ly sóng điện tử với những tính năng ưu việt như tự động xếp li và là nhiệt. Các đường ly được thiết lập theo các mô hình được lập trình sẵn có thể sử dụng để làm tất cả các loại hàng may mặc như khăn, váy, yếm… của người Dao, HMông.

 

"Thời gian đầu tôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vấn đề tài chính. Song, nhờ sự đồng hành, tư vấn của các bạn hàng và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Tuyên Quang, tôi đã xây dựng được chiến lược đầu tư phù hợp. Công đoạn nào đầu tư thiết bị máy móc mang lại hiệu quả cao nhất thì tập trung nguồn lực, còn các công đoạn khác vẫn duy trì sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống" – anh Mạnh chia sẻ.

 

Việc ứng dụng máy móc hiện đại trong sản xuất trang phục thổ cẩm dân tộc và xuất khẩu đã giúp cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm cơ sở sản xuất 2.000 sản phẩm các loại cung ứng cho thị trường, tăng gấp đôi năng suất so với phương pháp thủ công như trước và tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương, chủ yếu là dân tộc thiểu số như người Tày, Dao, Mông với mức thu nhập trung bình từ 3,4 – 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, cơ sở này cũng sản xuất trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số theo đơn đặt hàng và đáp ứng một số đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

 

Nguồn vốn khuyến công thực sự đã giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát triển, cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình là một ví dụ. Từ hiệu quả mà các nghề này mang lại, thời gian qua UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh theo hướng mở rộng và đa dạng các nghề truyền thống ở khu vực nông thôn. Cùng với đó khai thác lồng ghép các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn khuyến công quốc gia và địa phương để tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề gắn với thực hiện tư vấn ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ và thông tin thị trường. Điều này đã góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng lao động của địa phương trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, từ đó giúp tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

 

Trường An

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang