Thứ Sáu, 22/11/2024 13:39:47 GMT+7
Lượt xem: 3660

Tin đăng lúc 15-06-2016

Vinatex đại hội đồng cổ đông năm 2016

Sáng 14.6.2016, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.
Vinatex đại hội đồng cổ đông năm 2016
Đoàn Chủ tịch đại hội

Đến dự Đại hội có lãnh đạo Bộ Công Thương; về phía Vinatex có: Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT; Ông Lê Tiến Trường, TV HĐQT - Tổng Giám đốc; thành viên HĐQT, lãnh đạo trong Cơ quan điều hành, Trưởng, Phó các Ban chức năng, lãnh đạo các đơn vị thành viên và các cổ đông đại diện cho 1671 cổ đông của Vinatex.

 

 

 

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông

 

 

Tại Đại hội các đại biểu đã được nghe và thông qua những báo cáo quan trọng như: Báo cáo kết quả SXKD năm 2015; Phương hướng, giải pháp năm 2016; Báo cáo quyết toán tài chính năm 2015 đã được kiểm toán; Tờ trình về phương án phân chia lợi nhuận và trích các quỹ, tỷ lệ chia cổ tức năm 2015; Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2015, phương hướng hoạt động năm 2016; Tờ trình về mức chi thù lao HĐQT, Ban Kiểm soát năm 2015 và 2016; Tờ trình về việc giới thiệu và ủy quyền cho HĐQT lựa chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính năm 2016...

 

 

 

Ông Trần Quang Nghị - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DMVN báo cáo tại đại hội

 

 

Năm 2015, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các thị trường lớn đều đạt mức tăng trưởng khá, từ 7-13% so với năm 2014, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn đạt 2,37 tỷ USD. Vinatex đã hoàn thành và đưa vào vận hành dự án May Kiên Giang, đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự án Sợi Phú Hưng, dự án Vải Yarndyed với tổng mức đầu tư 838 tỷ đồng, tăng năng lực sản xuất của Tập đoàn thêm 2,16 cọc sợi với 4.700 tấn sợi/ năm; 20 chuyền may với 3,6 triệu sản phẩm quần âu/ năm và 96 máy dệt với 10 triệu mét vải yarndyed/ năm. Các công ty con cũng tiếp tục đầu tư mới và đầu tư mở rộng đạt 6,9 vạn cọc sợi với tổng sản lượng tăng thêm 15.799 tấn/ năm, dệt nhuộm với tổng sản lượng tăng thêm 24 triệu mét vải/ năm; 1 dây chuyền vải denim và 3.600 tấn vải dệt kim, 179 chuyền may với tổng sản lượng tăng thêm 32,23 triệu sản phẩm/ năm. Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã và đang tiếp tục xúc tiến tìm kiếm các thị trường mới nhằm mục tiêu tận dụng tối đa những ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do, giảm bớt các khâu trung gian và gia tăng biên lợi nhuận cho hàng dệt may. Việc thành lập Trung tâm kinh doanh SCDC, cùng 2 Tổng Công ty miền Bắc và miền Nam là nhằm phát triển hệ thống liên kết tạo thành chuỗi kinh doanh cung ứng từ nguyên liệu đến thành phẩm, tận dụng tối đa năng lực sản xuất tại các khâu trong nội bộ và tăng hiệu quả đầu tư đối với đơn vị sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Trong đó, Tổng Công ty Dệt May miền Bắc được thành lập dựa trên nền tảng của các đơn vị chính: Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, Công ty TNHH MTV Dệt 8-3, Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, Công ty CP Vinatex Quốc tế và Công ty CP Dệt kim Vinatex. Với tiềm lực sẵn có cộng với cơ chế hoạt động linh hoạt, tập trung, Tổng Công ty giữ vai trò điều tiết, chỉ đạo chiến lược tới các đơn vị thành viên, hình thành các chuỗi sản xuất liên tục về dệt thoi - dệt kim có quy mô lớn, chuyên môn hoá cao, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, từng bước thâm nhập vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Tổng Công ty Dệt May Miền Bắc hướng tới trở thành doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp “Giải pháp may mặc trọn gói” tại Việt Nam, một đơn vị nòng cốt của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong cả lĩnh vực Dệt thoi và Dệt kim, đứng trong Top 3 doanh nghiệp của Tập đoàn xét cả về quy mô và lợi nhuận. Tổng Công ty Dệt May Miền Nam có trụ sở tại số 10 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q. I, Tp. HCM, với vốn điều lệ 520 tỷ đồng. Tổng Công ty Miền Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp và 5 dự án đầu tư của Tập đoàn tại phía Nam là Chi nhánh Vinatex – Nhà máy sản xuất vải Yarn-dyed; Chi nhánh Vinatex – Nhà máy may Kiên Giang; Dự án Nhà máy sợi Phú Cường; Dự án Nhà máy may Cần Thơ; Dự án Nhà máy may Bạc Liêu. Còn Trung tâm Phát triển Chuỗi cung ứng (SCDC) thuộc Vinatex lại đảm nhiệm việc tìm kiếm các khách hàng Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc để mang về doanh thu xuất khẩu các sản phẩm may mặc, xơ sợi đạt 6,5 triệu USD trong năm 2016.

 

 

 

Ông Lê Tiến Trường - TV HĐQT, Tổng Giám đốc Vinatex báo cáo tại đại hội

 

 

Để xây dựng bộ máy quản lý sản xuất chuyên ngành, Tập đoàn đã tổ chức 6 khóa đào tạo chuyên biệt để cung cấp và bổ sung kiến thức về lĩnh vực dệt may cho 403 học viên tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã có Trường đại học Dệt May là đơn vị đầu mối đảm nhiệm công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho Tập đoàn. Với tổng số lao động trực tiếp trên 85 ngàn lao động, trong năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn Tập đoàn đạt trên 36.000 tỷ đồng, doanh thu (không VAT) trên 39.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 628 tỷ đồng, thu nhập lao động bình quân 6,3 triệu đồng/tháng. Kim ngạch xuất khẩu hợp cộng các đơn vị có vốn của Vinatex đạt 2,4 tỷ USD sang các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản,... Tỷ lệ nội địa hóa trong Tập đoàn đạt mức 52%, tỷ lệ cơ cấu phương thức kinh doanh đã thay đổi theo chiều hướng tích cực với 40% CM, 52% FOB và tỷ lệ hàng sản xuất ODM đã đạt khoảng 8%. Mặc dù thị trường trong nước còn chịu áp lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhập khẩu cũng như nạn hàng lậu, hàng nhái còn nhiều, Tập đoàn đã nỗ lực phát triển doanh thu nội địa hợp cộng quần áo, sợi, vải đạt mức tăng trưởng > 8%.  

 

Về công tác thoái vốn, Tập đoàn đã hoàn thành tại 24 đơn vị với tổng giá trị thu hồi đạt 1.236 tỷ đồng, thặng dư 126 tỷ đồng và đang tiếp tục triển khai tại 12 đơn vị (riêng năm 2015, Tập đoàn hoàn thành thoái vốn tại 7 đơn vị và Quỹ đầu tư BVIM đang tiếp tục hoàn trả vốn cho nhà đầu tư với tổng thu hơn 631,3 tỷ trên 582,5 tỷ giá gốc đã đánh giá lại lần 1 khi CPH).

 

Năm 2016, nhằm nâng cao giá trị cổ phần cho các cổ đông, Vinatex sẽ triển khai tổng thể các giải pháp để kết quả kinh doanh năm 2016 tăng 10% so với thực hiện 2015. Kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015.

 

 

Tặng hoa chúc mừng Ban kiểm soát

 

Đại hội đã tiến hành bầu bổ sung với 100% số phiếu chấp nhận bà Nguyễn Thị Thanh Hà (chuyên viên Ban Tài chính - Tập đoàn Vingroup - CTCP) thay ông Đỗ Trí Hiếu (Trưởng phòng M&A Tập đoàn Vingroup - CTCP) làm thành viên Ban kiểm soát Vinatex.

 

Nguồn Vinatex

 

 


Tag:vinatex

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang