Thứ Bẩy, 04/05/2024 07:10:19 GMT+7

Tin đăng lúc 15-09-2017

Lượt xem: 3165

Chiến lược kinh doanh mới trong thế giới đang đổi thay

Với chủ đề " Đón nhận thế giới đang đổi thay", Diễn đàn kinh doanh 2017 của Forbes Việt Nam quy tụ những 450 khách tham dự là Chủ tịch, Tổng giám đốc và lãnh đạo cao cấp từ các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.
Chiến lược kinh doanh mới trong thế giới đang đổi thay
Diễn đàn kinh doanh 2017 của Forbes Việt Nam quy tụ những 450 khách tham dự là Chủ tịch, Tổng giám đốc và lãnh đạo cao cấp từ các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế.

Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh những biến động chính trị trên thế giới đang tái định hình cách kinh doanh ở các quốc gia, gần đây nhất là sự đổ vỡ của TPP và quan hệ thương mại giữa Mỹ với những thị trường khác, gao gồm Việt Nam. Trong khi đó, sự trỗi đậy của những công nghệ mới, từ khai thác dữ liệu đến Internet vạn vật đang tạo ra những sự dịch chuyển của ngành kinh doanh trên toàn thế giới.

 

Tại diễn đàn, các diễn giả và khách mời đã trao đổi và thảo luận về các chủ đề rất thiệt thực với doanh nghiệp: Định nghĩa thực tế mới; Chiến lược cho một thế giới đang thay đổi; Chuẩn bị năng lực lãnh đạo cho thế hệ tiếp theo.

 

Phiên thảo luận về "Định nghĩa thực tế mới", các diễn giả đã chia sẻ về những thay đổi chiến lược kinh doanh trước những thay đổi của tình hình thế giới và những động lực để Việt Nam phát triển.

 

Cụ thể, theo ông Don Lam, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành VinaCapital, TPP được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp định này. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu cao khi có khoảng 20 hiệp định khác. May mặc vốn là ngành bị ảnh hưởng nhiều khi TPP đổ vỡ, với việc không còn Mỹ trong TPP, doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu chủ động tìm kiếm thị trường mới. Với việc đầu tư vào dệt may, hiện VinaCapital đang nhìn vào các thị trường khác như: Brazil, Nga, do đó hoạt động năm nay công ty không bị ảnh hưởng gì và vẫn tăng trưởng xuất khẩu.

 

Tương tự, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch TBS, cũng cho rằng: "Thị trường của Việt Nam rất rộng, không chỉ Mỹ, chúng ta còn có thị trường Nga và các thị trường khác, đó là cơ hội mà chúng ta không nên bỏ qua". Đặc biệt, trước một thế giới đầy biến đổi như hiện nay, doanh nghiệp cũng đã ưu tiên đầu tư vào khoa học công nghệ, nhất là khi tham gia vào ngành may mặc - vốn liên tục thay đổi công nghệ trong 20 năm qua.

 

Việt Nam rất phát triển ngành may mặc, nhưng hiện nay các quốc gia khác như Bangaldesh, Sri Lanca cũng rất cạnh tranh về ngành dệt may với Việt Nam. Đó là cơ hội, là động lực để Việt Nam luôn đổi mới và giới doanh nhân trẻ nước này cần phải chuyển đổi Việt Nam từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa sang xuất khẩu trí tuệ.

 

Chia sẻ về những chiến lược cho một thế giới đang thay đổi, bà Đặng Minh Phương, Chủ tịch và Tổng giám đốc, Minh Phương Logistics, cho biết: Những ngày đầu làm logistics, chúng tôi nghĩ đến chuyện làm gì khách hàng cần. Điều quan trọng nhất là mang đến giải pháp cho khách hàng. Đó là chiến lược mới. Bên cạnh đó, việc tìm lao động không hề đơn giản, tuyển dụng thì dễ nhưng để nhân sự hiểu được văn hóa doanh nghiệp là thách thức đối với các nhà quản trị. Việc cần làm là trao họ lòng tin và giao quyền cho họ. Với chính sách này, công ty thu hút một số nhân tài và duy trì họ làm việc với công ty.

 

Còn chiến lược của Thành Thành Công là phát triển bền vững. "Cách đây 15 năm, tôi đã dự báo các định chế tài chính sẽ rất phát triển, kèm với đó là các vấn đề về môi trường, phát triển bền vững. Gần đây, chính phủ đã công nhận sự đóng góp của nền kinh tế tư nhân. Kinh tế và năng lượng là điều rất quan trọng. Đây là một trong những chiến lược mà chúng tôi rất quan tâm trong 5 lĩnh vực đầu tư gồm mía đường, du lịch, bất động sản, giáo dục và năng lượng", ông Đặng Văn Thành- Chủ tịch Thành Thành Công (TTC), chia sẻ.

 

Tại phiên thảo luận "Chuẩn bị năng lực lãnh đạo cho thế hệ tiếp theo", các nhà lãnh đạo trẻ cũng đã rất hào hứng kể câu chuyện của mình. Đa số đều chp rằng, thế hệ trẻ phải biết cách kiến tạo, xây dựng nền tảng mới, đam mê với công việc đang làm, nhưng quan trọng nhất là phải tôn trọng những gì thế hệ trước đã gầy dựng nên. Ngoài ra, người nhận chuyển giao cũng phải luôn học hỏi và phải có trách nhiệm.

 

Bà Lê Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABankcho rằng mình may mắn khi thế hệ đi trước đã xây dựng nền tảng khởi nghiệp không chỉ cho bản thân họ mà còn cho các thế hệ tiếp theo. Việc thế hệ trước đứng sau tham gia vào doanh nghiệp nếu có diễn ra đó là bởi họ luôn dõi theo thế hệ sau.

 

Còn ông Trần Hùng Huy- Chủ tịch hội đồng quản trịNgân hàng ACB, cho rằng trong một doanh nghiệp sẽ luôn có những mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn đó tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp. Còn quan điểm của ông Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Trung Thủy Group, là thế hệ đi sau cần phải đặt mình vào vị trí thế hệ trước, lý giải tại sao họ lại lo lắng như vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh nghiệp chính là di sản mà họ đã gầy dựng nên.

 

Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, có 3 yếu tố để chọn được người nhận chuyển giao xứng đáng: thứ nhất là đạo đức và khả năng duy trì văn hóa doanh nghiệp; thứ hai là khả năng hiểu biết, đón nhận xu hướng thế giới; thứ ba là thái độ đối xử với mọi người và cách vượt qua khó khăn.

 

 

Lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2017

 

Cùng ngày, Forbes Việt Nam cũng đã tổ chức buổi lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2017. Danh sách 50 công ty tốt nhất do Forbes Việt Nam thực hiện lần thứ 5 với mục đích lựa chọn và vinh danh những công ty tốt nhất trên sàn chứng khoán, dựa trên các thông tin tài chính về doanh thu, lợi nhuận đem về cho nhà đầu tư, tốc độ tăng trưởng và triển vọng lâu dài của công ty trong các ngành kinh tế mà họ hoạt động.

 

Nguồn Enternews.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang