Thứ Bẩy, 27/04/2024 12:16:43 GMT+7

Tin đăng lúc 18-06-2022

Lượt xem: 684

Chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới: Sớm triển khai nhiều giải pháp

Thời gian qua, kinh doanh thương mại điện tử trở nên phổ biến, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 và mang lại thuận lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh mới nên đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế. Để chống thất thu ngân sách đối với lĩnh vực này, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều giải pháp sẽ được cơ quan chức năng triển khai trong thời gian tới.
Chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới: Sớm triển khai nhiều giải pháp
Để chống thất thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, ngành Thuế tăng cường chia sẻ, kết nối thông tin với các cơ quan liên quan. Trong ảnh: Hoạt động tại Trung tâm Giám sát hệ thống công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế).

Thu trung bình hơn 1.100 t đồng/năm tin thuế

 

Cơ quan thuế đang quản lý hai nhóm đối tượng chính là hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tại Việt Nam hiện có 139 đơn vị sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (trong đó 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ), 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch. Số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn thương mại điện tử khoảng 3,5 triệu lượt/ngày.

 

Đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ quan thuế đang quản lý thông qua các tổ chức tại Việt Nam (nộp thuế thay tổ chức nước ngoài) với số thu trung bình hơn 1.100 tỷ đồng/năm. Từ năm 2018 đến hết tháng 4-2022, các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền hơn 5.111 tỷ đồng, trong đó một số đơn vị lớn như Facebook nộp 1.965 tỷ đồng; Google nộp 1.902 tỷ đồng; Microsoft nộp 651 tỷ đồng. Năm 2018 số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 770 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.168 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng...

 

Với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ dịch vụ, thương mại xuyên biên giới, lũy kế đến hết tháng 4-2022, cơ quan thuế đã thu 735 tỷ đồng từ xử lý vi phạm, chống thất thu thuế, trong đó riêng 4 tháng năm 2022 là 176 tỷ đồng.

 

Thực tế cho thấy, hoạt động quảng cáo trên các nền tảng công nghệ thông tin xuyên biên giới rất đa dạng, có doanh thu rất lớn… Vì thế, số thu trên vẫn còn khiêm tốn so với thực tế. Tính đến tháng 6-2021, Việt Nam có gần 76 triệu người dùng mạng xã hội Facebook. Từ năm 2019 đến tháng 6-2021, hoạt động mua bán trực tuyến trên nền tảng này tăng vọt. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn sử dụng các sàn thương mại điện tử nước ngoài để mua sắm hàng hóa. Ở chiều ngược lại, các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài cũng thông qua các nền tảng kể trên để mua sản phẩm hàng hóa của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.

 

Thc hin nhiu bin pháp

 

Việc thương mại điện tử phát triển nhanh chóng tại Việt Nam đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế. Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá nhân (Tổng cục Thuế) Nguyễn Thị Lan Anh cho biết, trên nền tảng số, các tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về nơi có lợi nhất về thuế nên rất khó quản lý hết nguồn thu và căn cứ tính thuế.

 

Ngoài ra, trong kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh với phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, các ứng dụng đăng tải trên mạng xã hội. Các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt tại nước ngoài, một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên 1 sàn giao dịch thương mại điện tử và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội… nên khó kiểm soát giao dịch.

 

Để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Bên cạnh việc Tổng cục Thuế mới đây đã đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài để nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai và nộp thuế, cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về chính sách pháp luật thuế, thương mại điện tử tại Việt Nam, thì cần sự phối hợp chặt chẽ, bài bản giữa cơ quan thuế và các ngân hàng thương mại, đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm nhằm xử lý triệt để tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh qua mạng.

 

Còn theo Bộ Tài chính, Bộ sẽ đẩy mạnh các giải pháp để quản lý thuế đối với hoạt động này, bao gồm hoàn thiện cơ sở pháp lý; tăng cường chia sẻ, kết nối thông tin với các cơ quan liên quan; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; tăng cường thanh tra, kiểm tra, trong đó tập trung vào các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và một số chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử.

 

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”. Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2023, ngành Thuế sẽ tăng cường quản lý thông qua một số giải pháp quan trọng như: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Với lộ trình dài hạn, đến trước năm 2025, đề xuất sửa đổi các luật thuế và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý thương mại điện tử; xây dựng đề án bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế.


Theo Hà Nội mới

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang