Thứ Hai, 29/04/2024 19:44:30 GMT+7

Tin đăng lúc 06-04-2017

Lượt xem: 3750

Dầu thực vật thực sự tốt cho sức khỏe?

Những ảnh hưởng xấu của việc tiêu thụ quá nhiều dầu thực vật đối với sức khỏe con người từ lâu đã là đề tài tranh cãi của các nhà khoa học…
Dầu thực vật thực sự tốt cho sức khỏe?
Dầu thực vật có giúp chúng ta cải thiện sức khỏe? Đó vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học.

Dầu thực vật tốt hay xấu cho sức khỏe?

 

Điều mà các nhà nghiên cứu đồng ý là các loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt cây rum, hoa hướng dương, bắp, hạt bông và đậu nành rất giàu chất béo, hay còn gọi là axit linoleic. Đây là loại axit có thể làm giảm LDL cholesterol (mỡ xấu) khi nó đóng vai trò thay thế cho chất béo bão hòa trong chế độ ăn kiêng.

 

“Dữ liệu thu thập được cho thấy, việc sử dụng dầu thực vật thay thế cho chất béo động vật đã tăng mạnh qua từng năm” - Giáo sư Alice H.Lichtenstein, nhà nghiên cứu đồng thời là Giám đốc phòng thí nghiệm Dinh dưỡng Tim mạch tại Đại học Tufts (bang Massachusetts, Hoa Kỳ) cho biết.

 

Tuy nhiên, việc tiêu thụ dầu thực vật nhiều như vậy có giúp cải thiện sức khỏe cho chúng ta hay không thì vẫn chưa có được câu trả lời rõ ràng. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy, dầu thực vật làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch lên 16%! Tuy vậy, nhiều nghiên cứu quan sát khác lại cho ra kết quả trái ngược hoàn toàn, ăn dầu thực vật sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

 

Có thể những phát hiện này chưa phải là hồi kết về những tranh luận xung quanh chủ đề này. Daisy Zamora, chuyên gia về dịch tễ học tại Đại học North Carolina trên tạp chí BMJ kết luận, mặc dù thay thế chất béo bão hòa bằng dầu thực vật đã làm giảm LDL cholesterol, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó có thể ngăn ngừa được các ca tử vong do bệnh tim mạch gây ra.

 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu thực vật?

 

Điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là dầu thực vật có nhiều axit béo thiết yếu - đặc biệt là axit linoleic và axit alpha-linolenic. Đây là những axit mà cơ thể chúng ta cần nhưng lại không thể tự sản xuất ra được, vì vậy chúng ta phải tiêu thụ chúng.

 

Nhưng cơ thể chúng ta chỉ cần chúng với một lượng rất nhỏ. Cụ thể, phụ nữ trong độ tuổi từ 19-50 chỉ cần 12 g axit linoleic, nam giới là 17 g mỗi ngày và sẽ tiếp tục giảm khi họ trên 51 tuổi.

 

Trong khi đó, một thìa dầu hạt rum đã chứa đến 10 g axit linoleic - chiếm hơn một nửa nhu cầu hàng ngày của chúng ta rồi. Còn một thìa dầu đậu nành cũng chứa đến 7 g axit này.

 

Hơn nữa, dầu thực vật rất giàu calorie (một muỗng canh dầu thực vật chứa đến 120 calorie) nên sẽ góp phần tăng cân và béo phì nếu sử dụng chúng quá nhiều trong khẩu phần ăn.

 

Theo các nhà nghiên cứu, cũng có một số bằng chứng cho thấy dầu thực vật có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch khi các loại dầu bị biến đổi về mặt hóa học, gọi là stress oxy hóa. Trong đó, những người nghiện thuốc lá hay rượu được cảnh báo dễ bị tổn thương hơn so với những người có thói quen sống lành mạnh.

 

Cuối cùng, chúng ta phải hiểu rằng không phải tất cả các loại dầu thực vật đều có thành phần, hàm lượng giống nhau. Ví dụ, dầu ô liu có hàm lượng axit linoleic thấp, chúng là loại dầu chủ yếu được sử dụng trong chế độ ăn Địa Trung Hải vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc giảm nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch.

 

Vậy đâu là mấu chốt của vấn đề? Đó là bạn không cần phải loại bỏ dầu thực vật ra khỏi chế độ ăn của mình, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn phải dùng nó kèm với những loại thực phẩm lành mạnh cho quả tim như: Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt hay mỡ cá.

 

Nguồn Người tiêu dùng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang