Thứ Sáu, 26/04/2024 21:04:37 GMT+7

Tin đăng lúc 05-11-2021

Lượt xem: 1041

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công quốc gia năm 2021

Để kế hoạch Khuyến công quốc gia (KCQG) năm 2021 hoàn thành đúng tiên độ, Cục Công Thương địa phương đã gửi văn bản số 794/CTĐP-QLKC tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, đề nghị đẩy nhanh tiến độ Chương trình KCQG năm 2021, đồng thời, khảo sát đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2022.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công quốc gia năm 2021
Các địa phương đang tập trung kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án năm 2021

Năm 2021, kinh phí khuyến công quốc gia được phê duyệt là 150.000 triệu đồng, đến nay, Bộ Tài chính thống nhất phân bổ 55.641 triệu đồng để triển khai các đề án, nhiệm vụ KCQG thường xuyên, đề án mang tính cấp thiết, gắn với bối cảnh tình hình phòng chống dịch Covid-19.Cục Công Thương địa phương đã nhanh chóng triển khai ký hợp đồng, giao nhiệm vụ cho các địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện đề án kịp thời.

 

Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 vừa qua đã khiến nhiều tỉnh thành trên cả nước phải thực hiện dãn cách để phòng chống dịch, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch, đề án khuyến công năm 2021. Cục Công Thương địa phương đã gửi văn bản đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát các đề ánKCQG đã được phê duyệt, thực hiện hỗ trợ từ ngân sách địa phương năm 2021 hoặc chuyển sang đăng ký kế hoạch KCQG năm 2022. Đối với các đề án đã ký hợp đồng KCQG năm 2021, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, báo cáo kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án, tạm ứng kinh phí theo quy định, hoàn thành hợp đồng.

 

Đối với kế hoạch KCQG năm 2022, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến công tác xây dựng, thẩm định đề án và đăng ký kế hoạch của một số địa phương bị chậm tiến độ, hồ sơ đề án đã đăng ký nhưng chưa đầy đủ. Do vậy, Sở Công Thương các địa phương cần chỉ đạo đơn vị thực hiện khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề án đăng ký kế hoạch KCQG năm 2022 gửi về Cục Công Thương địa phương để thẩm định, trình Bộ Công Thương phê duyệt đảm bảo thời hạn theo quy định.

 

Hoạt động khuyến công năm 2022, các địa phương cầnnâng cao chất lượng khảo sát, xây dựng đề án, tập trung vào các đề án điểm, đề án nhóm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; đồng bộ với các chương trình hỗ trợ về đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng và đặc biệt là khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giá trị từng ngành công nghiệp, khai thác triệt để những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... Tuy nhiên, các đề án triển khai phải phù hợp với tình hình dịch bệnh.

 

Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn, qua đó, giúp các cơ sở nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Bên cạnh đó, Sở Công Thương các địa phương cần lưu ý việc xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Phiếu thẩm định cấp cơ sở theo quy định hiện hành về khuyến công, áp dụng căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP sau khi Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

 

Thực hiện chỉ đạo của Cục Công Thương địa phương, tại các địa phương, bên cạnh việc kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án năm 2021, Trung tâm khuyến công các tỉnh cũng đã nhanh chóng triển khai các hoạt động rà soát, hướng dẫn đăng ký, khảo sát các cơ sở đăng ký thực hiện đề án năm 2022 nhằm đảm bảo đúng tiến độ quy định.

 

Minh Vũ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang