Chủ Nhật, 05/05/2024 11:14:18 GMT+7

Tin đăng lúc 21-06-2023

Lượt xem: 336

Dệt may vẫn thiếu đơn hàng trong quý II, nhiều đơn "giảm giá khủng khiếp"

Tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục kéo dài sang quý II/2023. Nhiều doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ nhận được đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí gia công thấp và mặt hàng không đúng sở trường.
Dệt may vẫn thiếu đơn hàng trong quý II, nhiều đơn "giảm giá khủng khiếp"
Doanh nghiệp dệt may gặp khó.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 5 tháng đầu năm nay đạt 12,32 tỉ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này khá khiêm tốn so với kim ngạch cả năm 2022 vừa qua khi ngành dệt may mang về lên đến 44 tỉ USD.

 

Cụ thể tháng 5 vừa qua, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) ghi nhận doanh thu 9,28 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 0,52 triệu USD, tăng 5% so với tháng 5.2022.

 

Phía doanh nghiệp cho biết hiện vẫn chưa hoạt động tối đa công suất và bị thiếu đơn hàng cho quý II/2023. Tính đến thời điểm hiện tại, Dệt may Thành Công chỉ nhận được khoảng 77% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý III/2023 và nhận khoảng 75% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng cả năm 2023.

 

Dự đoán tình hình còn nhiều khó khăn, HĐQT công ty đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu xuống 3.927,4 tỉ đồng, giảm 9% so với năm 2022. Lãi ròng đạt 244,9 tỉ đồng, thụt lùi 13%.

 

Trao đổi với PV báo Lao Động, chủ một một doanh nghiệp dệt may tại Hoài Đức, Hà Nội dự báo tình hình từ này đến cuối năm có thể chưa khả quan. Công ty đến nay vẫn chưa ghi nhận đơn hàng nội địa mới, trong khi xuất khẩu giảm đến 50%.

 

Trong cuộc họp mới đây, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - cho biết, doanh nghiệp chủ yếu chỉ nhận được đơn hàng nhỏ lẻ, manh mún. Chưa bao giờ những doanh nghiệp có quy mô vài nghìn lao động lại phải nhận đơn hàng 500 - 1.000 áo jacket, song vẫn phải làm. Nhiều đơn hàng có đơn giá "giảm khủng khiếp", nhiều mã hàng giảm tới 50%.

 

"Tình trạng của dệt may hiện nay là đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí gia công thấp, phải nhận các mặt hàng không đúng sở trường. Khi khó thì dệt thoi làm dệt kim, đơn vị chuyên làm quần thì phải làm áo nên phải thêm máy móc thiết bị, đào tạo công nhân để chống dừng chuyền, đảm bảo việc làm" - ông Hiếu nói.

 

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, khó khăn với dệt may từ năm trước đến năm nay do nhiều nguyên nhân khách quan. Vì thế, “điểm rơi” này sẽ mất khoảng 3 năm, tức kéo dài sang đến năm 2024. Trong khi “điểm rơi” của những thời kỳ trước chỉ từ 12 - 14 tháng.

 

"Điểm rơi này sẽ không xuống đáy như cuối năm 2022, đầu năm 2023 mà sẽ khôi phục dần ở mức thấp chứ không lên nhanh như những năm trước đây" - Hiệp hội dự báo.

 

Theo Lao động


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang