Thứ Sáu, 26/04/2024 20:29:56 GMT+7

Tin đăng lúc 17-09-2016

Lượt xem: 3189

Diễn đàn kinh tế Đông Nam bộ 2016: Cơ hội liên kết và tăng trưởng

Ngày (16/9), Diễn đàn kinh tế Đông Nam bộ với chủ đề “Hội nhập quốc tế - Tận dụng các cơ hội mới cho liên kết và tăng trưởng” được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn kinh tế Đông Nam bộ 2016: Cơ hội liên kết và tăng trưởng

Theo Tiến sĩ Cao Đức Phát - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương - Đông Nam bộ là một trong những vùng kinh tế tạo động lực phát triển quan trọng của cả nước. Một số tỉnh, thành phố trong vùng luôn dẫn đầu cả nước với mức tăng GDP, thu hút FDI, khả năng cải thiện môi trường kinh doanh thuộc nhóm tốt nhất nước như: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…

 

Những năm qua, các địa phương Đông Nam bộ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong nhiều lĩnh vực: Điện tử, phần mềm, dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch; tích cực hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

 

Đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào hầu hết các ngành, lĩnh vực có ưu thế của vùng Đông Nam bộ. Theo ông Đặng Xuân Quang - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - tính đến tháng 8/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 11.537 dự án vào vùng với tổng vốn đăng ký 140,2 tỷ USD, chiếm 57,4% số dự án và 48,4% vốn FDI của cả nước...

 

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vùng Đông Nam bộ cũng đang đứng trước những thách thức lớn bởi sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu bền vững, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa phát triển kịp với yêu cầu, thiếu sự liên kết kinh tế...

 

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp đã có những phân tích, chia sẻ về tiềm năng phát triển, đặc biệt là sự liên kết giữa các địa phương trong phát triển kinh tế- xã hội.

 

Chẳng hạn, Đông Nam bộ cần rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế từng vùng trên cơ sở lợi thế so sánh, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm. Từng địa phương cần xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm cốt lõi có khả năng liên kết và cạnh tranh, cũng như cần nghiên cứu, hướng tới phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới...

 

Đồng thời, vùng Đông Nam bộ cần xây dựng các cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm như thể chế, chính sách, giáo dục…; chủ động xây dựng các đề án quy hoạch các tiểu vùng liên kết để hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn có chung về chiến lược, quy hoạch, kêu gọi đầu tư, hệ thống quản lý chất lượng, phát triển chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh...

 

Đặc biệt, để phát huy được những tiềm năng, lợi thế của các tỉnh, thành phố trong vùng, Đông Nam bộ cần hướng đến mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu; tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác trong phạm vi cả nước.

 

Thêm vào đó, Đông Nam bộ cũng cần rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế từng vùng trên cơ sở lợi thế so sánh, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm.

 

Nguồn Báo Công Thương điện tử


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang