Thứ Tư, 15/05/2024 11:00:57 GMT+7

Tin đăng lúc 12-11-2016

Lượt xem: 2334

Hiện đại hóa hành chính Bộ Công Thương

Đó là một trong những mục tiêu ngành Công Thương hướng đến trong thời gian tới, được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh trong báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai công tác CCHC ngành Công Thương năm 2016.
Hiện đại hóa hành chính Bộ Công Thương

Theo đó, thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách hành chính (CCHC) nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai quyết liệt nhiều hoạt động để tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ. Trong quá trình đó, Bộ đã giải quyết ngay những vẫn đề thuộc thẩm quyền của mình. Song nhiều nội dung cần được quan tâm, giải quyết ở cấp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

 

Nhận thức công tác CCHC là mặt công tác quan trọng để nắm bắt những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đối với các dịch vụ công của Ngành, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã thực hiện chỉ đạo sát sao công tác CCHC, đặt ra các tiêu chí cải cách cụ thể, đảm bảo: tính đồng bộ, thống nhất; tính đơn giản, dễ áp dụng; tính công khai, minh bạch; tính chuẩn mực và hiện đại. Trong thời gian tới, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chinh phủ, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các giải pháp tổng thể nhằm xây dựng một hình ảnh mới về quản lý hành chính nhà nước ngành Công Thương theo đúng tinh thần "Chính phủ phục vụ, Chính phủ kiến tạo".

 

Hiện nay, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý 28 trên tổng số 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; kiểm soát 130 dịch vụ hành chính công (tương đương 447 thủ tục hành chính ở các cấp từ Trung ương đến cấp xã).

 

Mặc dù số lượng dịch vụ/thủ tục hành chính không phải là nhiều so với số lượng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực Công Thương, nhưng Bộ vẫn luôn đề ra các mục tiêu cắt, giảm thủ tục hành chính hàng năm.

 

Về đơn giản hóa TTHC, trong năm 2016, Bộ Công Thương đã bãi bỏ, đơn giản hóa 39 TTHC (trong các lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt đông mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực). Đến nay, điển hình trong việc thực hiện đơn giản hóa TTHC, thời gian tiếp cận điện năng của Việt Nam đã giảm từ 132 ngày xuống còn từ 33 đến 41 ngày, thấp hơn nhiều so với thời gian tiếp cận điện năng trung bình của 6 nhóm nước đầu ASEAN là 50,3 ngày.

 

Trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ trưởng Bộ Công Thuơng đã có chỉ đạo triển khai các công tác nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, cụ thể như: Ban hành, sửa đổi, bãi bỏ ngay những Thông tư do Bộ ban hành không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp; Kiến nghị sửa đổi những quy định ở các văn bản cấp trên; Quán triệt tinh thần phục vụ trong giải quyết TTHC...

 

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung làm tốt công tác xây dựng và tổ chức thể chế; công tác cải cách, đơn giản hóa TTHC; công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chât lượng đội ngũ công chức viên chức; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơp quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; Hiện đại hóa hành chính... 

 

Đối với nhiệm vụ hiện đại hóa hành chính, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:

 

Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm thực hiện Chính phủ điện tử, từng bước kết nối với hệ thống xử lý văn bản điện tử (iMOIT) của các Bộ, ngành và các địa phương;

 

Đưa vào sử dụng hệ thống quản lý nhiệm vụ (aMOIT) trong hoạt động nội bộ;

 

Tích cực triển khai, nâng cấp các TTHC của Bộ lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

 

Nguồn Moit.gov.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang