Thứ Sáu, 26/04/2024 07:33:40 GMT+7

Tin đăng lúc 16-02-2016

Lượt xem: 3624

Huyện Phong Thổ: Sức sống mới trên vùng biên cương

Là một huyện có đường biên giới và cửa khẩu giáp với Trung Quốc, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh Lai Châu, Phong Thổ sớm hình thành nền kinh tế hàng hóa.
Huyện Phong Thổ: Sức sống mới trên vùng biên cương
Học sinh xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ được hướng dẫn sử dụng máy tính

Từ lâu, người dân nơi đây đã biết đến việc giao thương buôn bán với nước bạn. Nhận rõ đây là một thế mạnh nên Đảng bộ, chính quyền Phong Thổ đang nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, tận dụng mọi thời cơ, khai thác có hiệu quả tiềm năng tại chỗ, tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo nên diện mạo mới khang trang, bề thế, văn minh, thực sự mang lại một sức sống mới trên vùng biên cương của Tổ quốc.

 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH, huyện Phong Thổ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nên trong nhiệm kỳ qua đã giành được những kết quả rất đáng khích lệ.

 

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có bước phát triển khá, bình quân lương thực đầu người đạt 451,5 kg/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển dịch theo hướng khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế, sản xuất từng bước gắn với thị trường. Các ứng dụng khoa học, kỹ thuật được tăng cường áp dụng vào sản xuất, góp phần tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng, giá trị hàng hóa nông sản được tăng lên.

 

Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển kinh tế như: Phát triển rừng, phòng chống cháy rừng gắn với việc thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thực hiện tốt kế hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư cho các hộ gia đình ở những nơi thiếu đất sản xuất, di dân ra biên giới, di dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, gió lốc. Chương trình xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tích cực, bước đầu đã hình thành phong trào xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, bình quân đạt 10,6 tiêu chí/xã, 2/17 xã cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới, 7 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí và 8 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí.

 

Công nghiệp có bước phát triển khá trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế như: Thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt khoảng 150 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,47%/năm. Tạo điều kiện, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Ngành dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất dịch vụ - thương mại năm 2015 đạt khoảng 576 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 14%/năm. Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, hoàn thành và đưa vào hoạt động chợ trung tâm thị trấn Phong Thổ, chợ Dào San. Số lượt khách và doanh thu du lịch không ngừng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Giá trị xuất khẩu hàng địa phương đạt trên 2 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: ngô, sắn, lúa, thảo quả, chuối... Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc.

 

Kết cấu hạ tầng KT – XH tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển. Thực hiện đầu tư xây dựng đạt gần 880 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và hàng trăm tỷ đồng từ các tổ chức kinh tế, các nhà tài trợ. Đến nay có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa, 71% số thôn, bản có đường ô tô đi được đến bản, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 80% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch. Nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông được đầu tư, nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

 

Giáo dục và đào tạo được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường. Chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên. Toàn huyện có 70 trường, 1.000 lớp với 21.299 học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, toàn huyện có 7/70 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ chuyển lớp, đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường cao đẳng, đai học tăng hàng năm.

 

Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm toàn diện, chất lượng được nâng lên. Cơ sở vật chất y tế từng bước được xây dựng và nâng cấp. Năm 2015 có 7/18 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Cán bộ y tế được bổ sung, tăng cường ở các tuyến. Năm 2015 đạt 4,6 bác sĩ/vạn dân, 40% số xã có bác sĩ. Thực hiện tốt các chính sách y tế như bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.

 

Chương trình xóa đói, giảm nghèo được huyện đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm từ 6 – 7%. Đào tạo, tập huấn gắn với giải quyết việc làm thường xuyên được chú trọng. Hàng năm tạo việc làm cho trên 700 lao động. Thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết tốt chính sách đối với người có công và công tác bảo trợxã hội...

 

Từ thực tiễn sinh động đó, Phong Thổ đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý. Quán triệt nghiêm túc, sâu sắc, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện, với nguyện vọng của nhân dân các dân tộc. Lựa chọn những lĩnh vực, những khâu đột phá để tập trung chỉ đạo và đầu tư. Đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, nêu gương của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên, nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng gần dân, sát cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh.

 

Chủ động, tích cực phát huy nội lực, khai thác các thế mạnh của địa phương, huy động và dụng hiệu quả các nguồn lực tại chỗ, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh và mọi nguồn lực đầu tư để đẩy mạnh phát triển KT – XH, giảm nghèo bền vững. Thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ cấp cơ sở, cán bộ người dân tộc, cán bộ nữ. Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, xây dựng điển hình, mô hình tiên tiến và nhân rộng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương.

 

Những bài học kinh nghiệm quý là những định hướng quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phong Thổ áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ cụ thể của địa phương. Với cách làm khoa học, quy củ, bài bản và tính sáng tạo, chủ động của các cấp chính quyền trong huyện, Phong Thổ hiện là điểm sáng trên vùng biên cương của Tổ quốc, để các địa phương khác học tập kinh nghiệm và làm theo.

 

Xuân Trường 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang