Chủ Nhật, 05/05/2024 21:44:21 GMT+7

Tin đăng lúc 09-06-2021

Lượt xem: 1194

Muốn phát triển, ngành Dệt may Việt Nam phải có nhiều giải pháp đồng bộ

Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 9,51 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.
Muốn phát triển, ngành Dệt may Việt Nam phải có nhiều giải pháp đồng bộ
Công nhân xưởng Vieston Tổng công ty May 10

Cụ thể, theo báo cáo Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.Nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 4 và quýI/2021 đạt 9,51 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4% đạt 1,64 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 35,7%. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 14,1%, đạt 642 triệu USD.

 

Chỉ số sản xuất ngành Dệt tháng 4/2021 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 3,9% và 29,4%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất ngành Dệt tăng 7,8% so với cùng kỳ. Ngành sản xuất trang phục tăng 9,5%. Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11%.

 

Nhiều sản phẩm trong ngành Dệt may cũng đạt mức tăng trưởng khá như: Vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 201 triệu m2, tăng 10,1% so với cùng kỳ; Sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 378,3 triệu m2, tăng 6,4% so với cùng kỳ; Quần áo mặc thường ước đạt 1.492,4 triệu cái, tăng 8,9%; Giầy dép da ước đạt 94,1 triệu đôi, tăng 13,3%.

 

Theo Bộ Công Thương, ngành Dệt may trong 4 tháng đầu năm 2021 đã có nhiều tín hiệu tốt hơn so với cùng kỳ năm trước, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết và đi vào thực thi.Do vậy, hầu hết các mặt hàng kể trên đều đã cân bằng hoặc lấy lại đà tăng trưởng so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm 2021.

 

Theo các chuyên gia phân tích,trong 4 tháng đầu năm nay, tăng trưởng ở một số thị trường như: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,26 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,84 tỷ USD, tăng 32,4%. Thị trường EU đạt 12,55 tỷ USD, tăng 18,1%. Thị trường ASEAN đạt 8,75 tỷ USD, tăng 13,3%. Hàn Quốc đạt 6,9 tỷ USD, tăng 12,1%. Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

 

 

Trong xưởng may của Công ty CP May Hưng Việt

 

Tuy nhiên,tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian tới còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thế giới vẫn đang ở trong tình trạng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19, cùng những hệ quả khác từ dịch bệnh như vấn đề thiếu nguồnhàng, container bị rỗng, tăng giá cước tàu biển…Mặt khác, hoạt động xuất nhập khẩu hiện vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản như: Việc vận chuyển hàng hóa cũng gặp khó khăn; nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều; chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao…Do vậy,bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng nhằm nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Ninh Xuân Thảo – GĐ Công ty TNHH Dệt may Hưng Nhân chia sẻ: Xác định được những khó khăn và định hướng hoạt động sản xuất cho năm 2121, ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo Công ty đã đặt ra mục tiêu cả năm là 33% tổng doanh thu nội địa. Để đạt được mục tiêu này, Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp,đặc biệt, Công ty triển khai từ việc thiết kế mẫu, chào hàng, chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng, tìm kiếm các nhà cung ứngvải trong nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và các đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng.

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Hiệp đinh FTA với EU là một trong những hiệp định mà các doanh nghiệp dệt may đặt ra mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh. Đây là chiến lược, tầm nhìn trong thời gian tới và phát triển thị trường có tính mở thì nó sẽ gắn kết với một thị trường dệt may có hiệp định, tạo ra một hành lang chiến lược phát triển thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng, cũng là động lực để ngành Dệt may Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

 

Theo dự báo, thị trường dệt may của thế giới phục hồi nhu cầu với mức của năm 2019, sớm nhất là vào quý 2/2022 và chậm nhất vào quý 4/2023. Chính vì vậy, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn và phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh của thế giới. Để đạt được mục tiêu mà ngành Dệt may đã đề ra trong năm 2021, bên cạnh những quyết tâm của doanh nghiệp, theo các chuyên gia cũng như mong mỏi của các doanh nghiệp,Chính phủ cần có những chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ngànhDệt may, kể cả không gian phát triển và các điều kiện kích thích phát triển.

 

Về phía ngành chủ quản, để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, cần chỉ đạo các đơn vị quán triệt và thực hiện “mục tiêu kép”, tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch bệnh, đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực;Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTA nhằm tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới,qua đó có các biện pháp ứng phó kịp thời; Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, thị trường xuất nhập khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và phát triển thương hiệu.

 

Công Du


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang