Thứ Hai, 29/04/2024 02:20:14 GMT+7

Tin đăng lúc 21-07-2021

Lượt xem: 951

Ninh Bình: Triển khai thực hiện chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến công (KC) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ninh Bình: Triển khai thực hiện chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025
Đoàn thăm quan cơ sở CNNT được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công hoạt động có hiệu quả

Để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động KC hỗ trợ cho các ngành CN-TTCN có thế mạnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình KC tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025.

 

UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án KC hàng năm tại địa phương, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động KC phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động KC.

 

Theo lãnh đạo Sở Công Thương cho biết: Nhằm định hướng các hoạt động KC tập trung hỗ trợ cho những ngành CN-TTCN chủ lực, có thế mạnh tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN một cách bền vững.

 

Trong Chương trình phê duyệt giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh lần này có 08 nội dung được phê duyệt: đào tạo nghề, truyền nghề; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất CNNT; trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ vào sản xuất CN và xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH); hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin; hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường; phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu và chương trình nâng cao năng lực quản lý và năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động KC.

 

Qua trao đổi, đại diện Trung tâm TTKC tỉnh Ninh Bình cho biết: TTKC đã được lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình KC giai đoạn 2021 – 2025, qua đó, triển khai thực hiện xây dựng đề án, đào tạo, nâng cao tay nghề cho khoảng 280 lao động của các cơ sở CNNT; tổ chức 10 khóa học khởi sự và nâng cao năng lực quản lý DN; hỗ trợ xây dựng 02 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, hoặc công nghệ mới; hỗ trợ 50 lượt cơ sở CNNT ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến; hỗ trợ 05 lượt cơ sở CNNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; tổ chức 10 lớp phổ biến kiến thức cho các DN sản xuất CN, năng lực SXSH; hỗ trợ xây dựng 03 mô hình thí điểm về áp dụng SXSH trong CN; tư vấn và hỗ trợ áp dụng giải pháp SXSH cho 10 lượt DN sản xuất CN; tổ chức 03 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; 05 lần tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm CN-TTCN của tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm hàng CNNT cấp khu vực; hỗ trợ xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm cho 08 cơ sở CNNT có sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia; tổ chức 04 lượt học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm CNNTTB; hỗ trợ xây dựng 10 chương trình truyền hình, truyền thanh; 05 lượt hỗ trợ xuất bản ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp và 05 lượt hỗ trợ các hình thức tuyên truyền khác; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 02 CCN; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 02 CCN; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 05 cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, CCN; tổ chức 03 lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ KC; tổ chức 03 đoàn học tập kinh nghiệm về công tác KC trong nước; chi thù lao cộng tác viên KC hằng năm. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình khoảng 65,9 tỷ đồng (trong đó kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 25,2 tỷ đồng, chiếm 38% tổng kinh phí thực hiện; kinh phí các thành phần kinh tế tham gia 40.7 tỷ đồng, chiếm 62% tổng kinh phí thực hiện).

 

Qua đó, cùng với sự quyết tâm của UBND tỉnh trong định hướng phát triển ngành CN-TTCN thế mạnh, chủ lực của tỉnh tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

 

Công Du


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang