Thứ Sáu, 26/04/2024 17:13:05 GMT+7

Tin đăng lúc 12-05-2021

Lượt xem: 933

Sản phẩm đông y Yến Nhi vi phạm quy đinh về quảng cáo sản phẩm

Mặc dù, chưa có giấy phép quảng cáo về sản phẩm thực phẩm chức năng của cơ quan chức năng, nhưng các sản phẩm mang thương hiệu Đông y Yến Nhi là thực phẩm chức năng nhưng vẫn quảng cáo, tư vấn là thuốc trị bệnh.
Sản phẩm đông y Yến Nhi vi phạm quy đinh về quảng cáo sản phẩm
Sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm quy định quảng cáo

Qua tìm hiểu, khi tra trên cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, thì các sản phẩm mang thương hiệu Yến Nhi đều chưa có dữ liệu về giấy phép quảng cáo, trong khi đó trên trang facebook cá nhân bà chủ Yến Nhi thường xuyên livestream đăng bài và quảng cáo sản phẩm thực phẩm như thuốc trị bệnh, gồm: Sản phẩm xịt phụ khoa chữa các bệnh viêm viêm âm đạo, nấm, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung…; Sản phẩm siêu tan mỡ, chỉ cần bôi thuốc vào phần muốn giảm sẽ làm tan mỡ các vùng như bụng, bắp chân, bắp tay, đùi; Sản phẩm khớp đắp có công dụng trị đau nhức xương khớp, gout, thần kinh tọa, gai đốt sống, viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm, sưng tê chân tay, bong gân sai khớp, sút lưng, dãn dây chằng, cột sống, người già đau mỏi xương khớp, phụ nữ sau sinh đau mỏi xương khớp...

 

 Khi gọi điện theo số điện thoại thì các tư vấn viên cũng khảng định các sản phẩm tại đây là đặc trị và chữa bệnh, các sản phẩm đều được chứng nhận là tốp 10 thương hiệu sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam. Những sản phẩm thực phẩm này được phân phối bởi Công ty TNHH Thương mại Y&N Việt Nam, trên bao bì sản phẩm, thông tin trên bao bì sản phẩm ghi địa chỉ Hoàng Mai, Hà Nội, không có địa chỉ cụ thể. Trong khi, trên cổng thông tin Cục An toàn thực phẩm thì Công ty trên có địa chỉ tại BT01 Biệt thự Lâm Viên, khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Khi liên hệ để tìm hiểu về giấy phép quảng cáo và công bố sản phẩm thì Công ty từ chối không hợp tác.

 

Theo luật sư Nguyễn Sỹ Hoàng - Văn phòng Luật sư Ánh Sáng cho biết: Việc tư vấn, quảng cáo sản phẩm đông y là thuốc chữa bệnh là sai phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như chấn chỉnh hành vi kinh doanh hàng hoá có dấu hiệu sai phạm, đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

 

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay, việc quảng cáo bán hàng thực phẩm chức năng bằng hình thức online, gọi điện, livestream… cho người tiêu dùng là rất phổ biến, tuy nhiên, một số tổ chức đã lợi dụng hình thức bán hàng này để thổi phồng công dụng của sản phẩm thực phẩm như là thuốc chữa bệnh sai quy định của pháp luật.

 

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo người tiêu dùng, cảnh giác với các cuộc điện thoại tư vấn, tự xưng là bác sỹ, nhân viên y tế tư vấn, bắt bệnh và giới thiệu bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các cuộc điện thoại tự xưng là đã khỏi bệnh vì sử dụng sản phẩm và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Và khuyến cáo người tiêu dùng, trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng cần tìm hiểu, tra cứu thông tin trên cổng khai y tế, nhằm tránh mua và dùng phải hàng hóa không đúng công dụng làm ảnh hường đến sức khỏe, thiệt hại về kinh tế và tinh thần của người tiêu dùng.

 

CD


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang