Thứ Hai, 06/05/2024 06:19:36 GMT+7

Tin đăng lúc 09-06-2017

Lượt xem: 1884

Sẽ phạt tiền từ 60-100 triệu đồng nếu pha trộn xăng dầu để trục lợi

Đây là nội dung được quy định tại nghị định số 67/2017/NĐ-CP mà Chính phủ vừa ban hành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Sẽ phạt tiền từ 60-100 triệu đồng nếu pha trộn xăng dầu để trục lợi
Sẽ phạt tiền từ 60 – 100 triệu đồng nếu pha trộn xăng dầu để trục lợi

Theo đó, sẽ phạt tiền từ 60-100 triệu đồng đối với hành vi thực hiện pha trộn, hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi; thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối; pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối. Phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hoặc Giấy chứng nhận đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đã bị tước, bị thu hồi; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận; Phạt tiền từ 40-60 triệu đồng cũng áp dụng đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hoặc Giấy chứng nhận đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đã bị tước, bị thu hồi; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận.

 

Đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trong trường hợp có từ 2 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên hoặc Giấy xác nhận đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đã bị tước, bị thu hồi thì bị phạt từ 60-80 triệu đồng.

 

Mức phạt 80-120 triệu đồng áp dụng đối với hành vi kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy xác nhận đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy xác nhận đã bị tước, bị thu hồi; cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy xác nhận hoặc sử dụng Giấy xác nhận bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo.

 

Nghị định cũng quy định hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can, chai và các dụng cụ chứa đựng khác (trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang tại địa bàn miền núi, vùng cao) bị phạt từ 2-4 triệu đồng. Tương tự, hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động mà không được cấp giấy phép bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

 

Đây là nghị định thay thế Nghị định 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013.

 

Bảo Kiên


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang