Thứ Sáu, 03/05/2024 08:03:38 GMT+7

Tin đăng lúc 19-07-2023

Lượt xem: 618

Sẽ tập trung xử lý vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử (Bài 2)

Thời gian gần đây, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng vẫn diễn ra khá phổ biến và tinh vi hơn. Thậm chí, trên các trang mạng xã hội, kênh thương mại điện tử còn xuất hiện với tốc độ, quy mô ngày càng lớn khiến cho lực lượng chức năng khó phát hiện và xử lý.
Sẽ tập trung xử lý vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử (Bài 2)

Để không gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng, các cấp, các ngành cần có những giải pháp gì bảo vệ thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của người dân và doanh nghiệp? Tạp chí Công nghiệp và Tiêu dùng đã tổng hợp ý kiến của ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương về những giải pháp trong thời gian tới của cơ quan chức năng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng.

 

PV: Với chức năng nhiệm vụ của mình, Tổng cục QLTT đã có giải pháp gì để góp phần bảo vệ uy tín thương hiệu của các DN trước vấn nạn hàng giả hiện nay, thưa ông?

 

Ông Trần Hữu Linh: Chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp tác động đến cả sản xuất, người kinh doanh và đối với cả người tiêu dùng.

 

Thứ nhất, đối với người mua hàng là người tiêu dùng cho thấy, hầu hết đa số người tiêu dùng đều biết đấy là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng vẫn mua, bởi giá rẻ, tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu, do vậy thỏa hiệp với hàng giả, còn số lượng người tiêu dùng không biết đấy là hàng giả bị mua nhầm, có nhưng mà không nhiều. Đối với người mua thì chúng tôi phải nhờ hệ thống tuyên truyền để người ta thay đổi suy nghĩ, hành vi mua hàng, vấn đề này cũng rất quan trọng và cũng không thể làm ngày một, ngày hai được vì nó còn liên quan đến mức sống của người dân, liên quan đến văn hóa kinh doanh mua bán và tâm lý sính hàng ngoại. Để thay đổi thói quen của mọi người là rất khó, do vậy cần phải nhờ đến các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, vận động người dân tuyệt đối không mua hàng giả, thể hiện lòng yêu nước, yêu hàng Việt. Công tác này rất quan trọng, không phải làm ngày một, ngày hai, mà phải mưa dầm thấm lâu.

 

Đói với những mặt hàng mà người tiêu dùng bị lừa khi mua phải hàng giả thì chúng tôi tăng cường phối hợp với doanh nghiệp, tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng biết, để họ nên mua sản phẩm này ở đâu sẽ có hàng thật. Đặc biệt, cung cấp cho người dân những dấu hiệu nhận biết hàng thật, hàng giả. Trong gần một năm qua, Tổng cục QLTT đã tổ chức thành từng đợt, tuần lễ để trưng bày hàng thật bên cạnh hàng giả để mở cửa cho người dân vào tự do cùng DN trợ giúp nhận diện, từ những mặt hàng rất rẻ tiền như là gói dầu gội, gói mỳ tôm cho đến sản phẩm đắt tiền như các bộ đồ chơi trẻ em có giá 5-6 triệu đồng/bộ, đến cả cây Sâm Ngọc Linh giá trị cả 100 triệu/kg, đều được trưng bày ở đây để giúp cho người tiêu dùng phân biệt được, đây là biện pháp phòng ngừa rất quan trọng.

 

Đối với DN, nhà sản xuất, các cơ quan chức năng cũng yêu cầu họ phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, bởi các DN nhất là các DN Việt Nam thường có tâm lý e ngại khi biết trên thị trường có hàng giả như của mình, ngại ảnh hưởng đến thương hiệu của mình, nên đã tránh né, dẫn đến thương hiệu bị người tiêu dùng nghe thấy có sản phẩm làm giả và không mua nữa khiến DN đó bị thua thiệt. Do vậy là tốt nhất là DN nên cùng với các cơ quan chức năng để có thông tin hàng giả ở đâu thì cùng phối hợp kiểm tra, xử lý ngay. Việc này thì các DN lớn, thương hiệu lớn của nước ngoài có ý thức rất cao để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm của họ.

 

Đối với lực lượng QLTT, tiếp tục duy trì đường dây nóng 24/7, cũng như gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với các DN có yêu cầu để nhận những phản hồi, những thông tin về tụ điểm, ổ nhóm sản xuất hàng giả cùng với DN đến để triển khai kiểm tra và xử lý ngay. Chúng tôi cho rằng, công cuộc chống hàng giả này thì những đối tượng bị tác động phải cùng tham gia mới có hiệu quả, biện pháp phòng ngừa đang là biện pháp được ưu tiên triển khai, nhất là đối với việc làm giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet.

 

PV: Vậy theo ông, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm tra lĩnh vực nào để ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?

 

Ông Trần Hữu Linh: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Tổng cục cũng đã cụ thể hóa mục tiêu để trình Bộ Công Thương và Chính phủ, nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và lực lượng QLTT coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để làm được việc đó cần phải làm rất nhiều việc từ điều chỉnh chính sách, văn bản vi phạm pháp luật, chế tài cho đến tăng cường công tác kiểm tra, thực thi đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục, phối hợp với các lực lượng chức năng. Cụ thể trong thời gian trước mắt chúng tôi tập trung vào các nội dung sau:

 

Thư nhất, phải nhận diên cho đúng các lý do, nguyên nhân, cũng như phương thức thủ đoan làm giả phức tạp, tinh vi, để từ đó có những biện pháp cụ thể. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục triển khai kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả tại các địa bàn trọng điểm, các ổ nhóm, tụ điểm nổi cộm. Cụ thể, chúng tôi liệt kê trên cả nước có khoảng 30 tụ điểm nổi cộm về hàng giả và đã chỉ đạo các đơn vị cấp dưới liên tục kiểm tra, làm cho các đối tượng phải hủy sản xuất và không bán được nữa. Đây cũng là một cách để đấu tranh, tuy nhiên là phải phối hợp lần ra các đường dây, ổ nhóm, các kho hàng lớn thì mới triệt để tận gốc được.

 

Thứ hai, trong khoảng 2-3 năm tới, lực lượng QLTT sẽ tổ chức truy bắt hàng giả trên mạng là chính, bởi hiên tại hàng giả bày ngoài cửa hàng thì rất dễ, hiện nay thực sự internet đang là mặt trận mới trong công tác chống hàng giả, bởi có đến 80-90% hàng giả tiêu thụ được mua bán, giao dịch trên mạng, mà bắt ở ngoài thực tế đã khó rồi, bắt ở trên mạng càng khó hơn. Trong tháng 5 vừa qua, Tổng cục QLTT đã trình Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt Đề án chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử đến năm 2025 mà QLTT được giao chủ trì dự án này và mời các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính là những Bộ, ngành, đơn vị quản lý nhà nước có nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến hàng giả, để phối hợp đồng bộ chống hàng giả trên môi trường điện tử, từ chống thất thu thuế đến việc dùng các biện pháp kỹ thuật để truy tìm dấu vết của những người bán hàng giả trên mạng, rồi cái sàn thương mại điện tử, Facebook, Zalo, Tiktok, Telegram... đều triển khai bởi các sàn thương mại điện tử người dân mua rất nhiều.

 

Thứ ba, chúng tôi có kế hoạch riêng để kiểm tra các đối tượng bán hàng trên mạng hiện nay với hình thức Livestream, Facebook khá phổ biến và đa phần là bán hàng giả, đồng thời coi đây là mặt trận nóng bỏng, thực sự khó khăn, nhưng với trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm, trong thời gian tới chúng tôi phối hợp với các lực lượng chức năng để tập trung việc này. Chúng tôi khẳng định lại là hàng giả và hàng giả trên mạng sẽ là ưu tiên số 1 của lực lượng QLTT từ nay đến năm 2025.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Đinh Công Du (tổng hợp)


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang