Thứ Hai, 29/04/2024 18:28:42 GMT+7

Tin đăng lúc 27-08-2023

Lượt xem: 549

Thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Dự thảo).
Thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao
Ảnh minh hoạ

Sự cần thiết phải xây dựng chính sách

 

Dự thảo quy định về đối tượng áp dụng (căn cứ vào quy mô vốn của dự án đầu tư hoặc doanh thu của doanh nghiệp); hình thức, phương thức hỗ trợ đầu tư. Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp đầu tư dự án trung tâm nghiên cứu, phát triển.

 

Về bối cảnh và sự cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, từ cuối năm 2019, thế giới đã và đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường và khó dự báo. Đại dịch Covid-19, khủng hoảng năng lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, thiên tai, biến đổi khí hậu, lạm phát diện rộng ở nhiều nền kinh tế lớn,.. đang làm thay đổi cục diện thương mại và kinh tế thế giới. Các tác nhân này đã khiến triển vọng phát triển kinh tế và thu ngân sách của hầu hết các nước giảm mạnh.

 

Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và các mô hình kinh tế mới (kinh tê chia sẻ, kinh tế số.. .) đã và đang thay đồi kết cấu và bản chất của nền kinh tế toàn cầu. Các công ty đa quốc gia, thông qua các công cụ như các tài sản vô hình (bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu,...) hay các hoạt động kinh doanh qua nền tảng số xuyên quốc gia (mà không có sự hiện diện vật lý ở quốc gia đó) đã tận dụng cơ hội đề tránh nghĩa vụ thuế thông qua chuyển lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất cao sang quốc gia có thuế suất thấp, thực hiện các hoạt động chuyển giá... Các boạt động trên đã gây xói mòn nghiêm trọng nguồn thu ngân sách của các quốc gia, dẫn đến việc nhiều nước trên thế giới đơn phương áp dụng các loại thuế khác nhau, phát sinh bất đồng giữa các nước.

 

Việc hình thành các mức thuế suất khác biệt để tận dụng lợi thế toàn cầu hóa được nhiều nước thực hiện theo nhiều cách. (i) Một số nước hạ thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức rất thấp (Barbados 5,5%, Uzbekistan 7,3%, Hungary 9%, Macedonia 0%, lreland 12,5%...); (ii) các thiên đường thuế dưa ra mức thuế suất 0% (Cayman islands, Bermuda, Bahamas...); (iii) Nhiều quốc gia, khu vực cũng chịu áp lực từ việc doanh nghiệp đe dọa rút vốn, chuyên trụ sở đăng ký kinh doanh dẫn đến buộc phải giảm thuê (Hoa Kỳ giảm từ 35% năm 2017 xuống còn 212 năm 2021, khu vực sử dụng đồng Euro - Eurozone giảm từ 36,82 năm 1995 xuống còn 22,7% năm 2020),.. . khiến thuế suất trung bình của doanh nghiệp trên toàn cầu giảm từ 27% năm 2001 xuống còn 20,2% và năm 2021.

 

Hạ thuế suất đã trở thành công cụ của các quốc gia trong cuộc cạnh tranh thu hút và giữ chân doanh nghiệp. Nhiều quốc gia tham gia vào “cuộc đua xuống đáy" nhằm giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) về mức thấp nhất để thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Đối tượng hưởng lợi là các tập đoàn đa quốc gia, mặc dù có lợi nhuận cao, nhưng phải nộp thuế TNDN rất thấp, thậm chí không bị đánh thuế; bên cạnh đó, vấn đề chuyển lợi nhuận (chuyển giá) của các công ty đa quốc gia cũng ngày càng trở nên phức tạp, với các công cụ và biện pháp tinh vi.

 

Theo đó, OECD đã xác định ra 02 nhóm vấn đề quan trọng cần được giải quyết. Thứ nhất, các quy tắc quản lý thuế hiện hữu chỉ cho phép lợi nhuận của một công ty nước ngoài bị đánh thuế ở nơi mà công ty đó có sự hiện diện vật lý. Tuy nhiên, trong thế giới số hiện nay, các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh quy mô lớn ở các quôc gia mà không có hoặc có rất ít sự hiện diện vật lý tại những quốc gia này.

 

Thứ hai, hầu hết các quốc gia chỉ đánh thuế đối với thu nhập trong nước của các tập đoàn đa quốc gia của họ, theo đó không đánh thuế đối với các khoản thu nhập ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, các tài sản vô hình, như là thương hiệu, bản quyền và bằng sáng chế cũng như việc các công ty có thể chuyển lợi nhuận sang các quốc gia đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế, dẫn đến lợi nhuận nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia đều không bị đánh thuế hoặc đánh thuế thấp.

 

Trước hiện trạng trên, Diễn đàn “Hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận” đã tổ chức quá trình đàm phán giữa 139 nước thành viên về biện pháp đảm bảo các công ty đa quốc gia tuân thủ nghĩa vụ thuế, giảm bớt căng thẳng giữa các nước, củng cố sự ổn định của hệ thống thuế toàn cầu. Ngày 05/6/2021, các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7) đã đạt thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiều toàn cầu, được ấn định là “ít nhất 15%”.

 

Ngày 09/07/2021, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nên kinh tế phát triển và mới nỗi hàng đầu thế giới (G20) đã thống nhất về nguyên tắc "Giải pháp Hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thực thuế quan phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế (gọi tắt là Thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu)", bao gồm: (1) Trụ cột thứ nhất là phân bổ thuế đồi với hoạt động kỹ thuật số (phân bổ lại quyền đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia giữa nơi đặt trụ sở chính và nơi hoạt động kinh doanh); (2) Trụ cột thứ hai đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyên lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp đề tránh thuế.

 

Ngày 08/10/2021, Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu về xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận” đã ban hành tuyên bố về Khung giải pháp Hai trụ cột đề giải quyết các thách thức phát sinh từ nên kinh tế kỹ thuật số với sự dồng thuận của 136 nước thành viên (bao gồm Việt Nam). Ngày 31/10/2021 tại Rome (Ý), các nước G20 đã tán thành thỏa thuận được nêu trong Tuyên bố về giải pháp hai trụ cột đề giải quyềt những thách thức về thuế phát sinh từ nên kinh tế số do Diễn dàn JF công bồ và kêu gọi Diễn đàn nhanh chóng xây dựng các quy tắc mẫu và hiệp định đa phương như đã thống nhất, nhằm đảm bảo các quy tắc mới sẽ có hiệu lực ở cấp độ toàn cầu vào năm 2023.

 

Có 3 nguyên tắc cốt lõi của Trụ cột 2. Một là, nguyên tắc gộp thu nhập (Income Inclusion Rule - IR): Cho phép các nước áp dụng mức thuế bồ sung với các công ty mẹ nếu thuế suất áp dụng trên lợi nhuận của các công ty con ở nước ngoài thấp hơn 15%. Hai là, nguyên tắc đối với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức thuế suất tối thiều toàn cầu (Undertaxed payment rule UTPR)S:

 

Đây là nguyên tắc bổ trợ (backstop) cho nguyên tắc gộp thu nhập lIR nêu trên. Cụ thể, cho phép một quốc gia từ chối khẩu trừ thuế đối với các khoản thanh toán xuyên biên giới giữa công ty mẹ với các công ty con nếu các khoản thanh toán đó không chịu thuế ở mức thuế suất 13%.

 

Ba là, nguyên tắc quyền đánh thuế của nước nguồn (Subject to tax rule —STTR): cho phép nước nguồn phát sinh thu nhập được quyền đánh thuế ở mức thuế suất tối thiều 9% đối với một số khoản thanh toán nhất định cho bên liên kết chịu thuế ở dưới mức thuế suất tối thiều 9% này. Các khoản thanh toán này dự kiến bao gồm: lãi tiền vay, tiền bản quyền và một số khoản thanh toán khác.

 

Ba nguyên tắc cốt lõi nêu trên được phối hợp áp dụng chặt chẽ, nhằm đảm bảo thu nhập của các công ty đa quốc gia phải chịu mức thuế suất tối thiều 15% cũng như cho phép nước có nguồn phát sinh thu nhập (thường là các nước đang phát triển) được quyền đánh thuế ở mức thuế suất tối thiểu 9% đối với một số khoản thanh toán nhất định cho bên liên kết.

 

Về đối trọng áp dụng, trụ cột 2 áp dụng với các công ty đa quốc gia có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (tương đương khoáng 870 triệu USD) trong ít nhất 2 năm trong giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét và dự kiến có hiệu lực từ năm 2024 tại một số quốc gia.

 

Có thể thấy, quy tắc thuế tối thiều toàn cầu có vai trò quan trọng trong việc cần bằng sự chênh lệch về quy tắc thuế giữa các nước, và là một sáng kiến có khả năng tái thiết lập các hoạt động hợp tác đa phương. Việc các nước thống nhất ban hành Thoả thuận thuế tối thiểu toàn cầu là xu hướng tất yếu nhưng mục tiêu triển khai các quy định mới sẽ còn phụ thuộc vào các nước thành viên (nhóm tích cực và nhóm bị tác động mạnh như đã nêu ở trên).

 

Hiện nay, để thúc đầy tiến trình nội luật hóa Quy tắc, ngày 02/2/2023, OECD cũng đã công bố chi tiết bản hướng dẫn cuối cùng đối với chính phủ các nước về cách thức đưa thuế tối thiểu toàn cầu vào các văn bản luật, theo đó tiến gần hơn tới việc thực hiện cải cách này vào năm 2024.

 

Đến nay, Việt Nam đã thu hút ĐTNN từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các đối tác ĐTNN lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á, cụ thể trong nhiều năm qua Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh sách các nguồn ĐTNN vào Việt Nam. Trong tương quan chung, Việt Nam vẫn là quốc gia nhập khẩu vốn ĐTNN.

 

Việt Nam đã tham gia xây dựng, ủng hộ sáng kiến thuế tối thiểu toàn cầu. Do đó, những động thái phản đối, hoặc không tiếp tục tham gia quy tắc sẽ tiềm ẩn rủi ro ảnh hướng đến vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các quốc gia của công ty mẹ có quyền thu phần thuế tối thiểu đối với thu nhập của công ty con tại Việt Nam mà không cần phải đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định với Việt Nam, trừ trường hợp Việt Nam và các quốc gia đó đạt được thỏa thuận song phương nhằm không thực thi các điều khoản của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu.

 

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, ký kết các hiệp định song phương và đa phương, do vậy, việc thực hiện chính sách cải cách thuế toàn cầu như Trụ cột 2 thuế tối thiểu toàn cầu là không tránh khói. Đồng thời, ngay cả khi việc thực thi quy tắc sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam không thể yêu cầu các quốc gia khác, đặc biệt là các đối tác đầu tư lớn của mình không tham gia quy tắc; mà trái lại, đây là cơ hội Việt Nam xem xét, đánh giá, nghiên cứu và hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động ĐTNN.

 

Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi khung pháp lý về thuế, ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế là hết sức quan trọng và cấp bách, trong khi vẫn đảm báo được các lợi thế của Việt Nam tưong thu hút đầu tư. Đồng thời đối với các dự án dang được hưởng ưu đãi về thuế TNDN mà có mức thuế suất hiệu quả thấp hơn 15% cần phải xem xét biện pháp bảo đảm đầu tư cho doanh nghiệp khi không còn được hưởng ưu đãi.

 

Các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty đa quốc gia đầu tư dự án mới cũng như mở rộng tại Việt Nam một phần chủ yếu là do sự ổn định của môi trường đầu tư cũng như cam kết về chính sách bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đôi luật pháp chính sách. Việc Việt Nam không có các giải pháp kịp thời đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mở rộng hoặc duy trì đầu tư của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và kéo theo sự sụt giảm việc thu hút các công ty vệ tinh khác; đồng thời giảm động lực đầu tư của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể dẫn đến việc thu hẹp quy mô sản xuất, giảm cầu về lao động.

 

Trong trường hợp Việt Nam không có động thái điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư và cơ chế thực hiện phù hợp thì việc áp dụng chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách ưu đãi thuế TNDN của Việt Nam; không còn hấp dẫn đề giữ chân hoặc thu hút thêm vốn đầu tư mới từ các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam; từ đó, ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực, cũng như ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn ĐTNN có chọn lọc, chất lượng cao.

 

Đồng thời, nếu không sớm nội luật hóa đề điều chỉnh mức ưu đãi thuế TNDN lên tương đương với mức thuế tối thiều toàn cầu (15%), Việt Nam sẽ không thu được phân thuế chênh lệch, các công ty đầu tư tại Việt Nam cũng không được hưởng các ưu đãi này vì sẽ bị các quốc gia của công ty mẹ thu.

 

Ngoài ra, nếu chính sách ưu đãi thuế hiện tại bị thay đổi bởi cơ chế thuế suất tối thiểu toàn cầu thì một mặt, Chính phủ phải đối diện với các cam kết về hảo hộ đầu tư cho các nhà đầu tư hiện đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn đang trong thời kỳ ưu đãi đầu tư; mặt khác là phải sửa đồi, ban hành các cơ chế ưu đãi để tiếp tục cạnh tranh với các nước trong khu vực đề duy trì và thụ hút vốn ĐTNN. Do đó, quyết định đầu tư của các doanh nghiệp, nhà ĐTNN sẽ phụ thuộc vào các yếu tố phi thuế (Non taxation) trong thời gian tới.

 

Mục tiêu xây dựng cơ chế, chính sách

 

Phù hợp với Nghị quyết số 50- NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

 

Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư và nhà nước trên cơ sở: (i) phù hợp với các quy tắc của OECD, (ii) không vi phạm các cam kết quốc tế; và (iii) phù hợp với thực tiền Việt Nam.

 

Mục tiêu cụ thể là đảm bảo sức cạnh tranh và hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Cần có tính chọn lọc, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư và phát triển ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiên, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tóa, kêt nỗi chuôi sản xuất và cung ứng toàn cầu;

 

Tác động tối thiểu đến ngân sách nhà nước; Ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hài hoà cho các đôi tượng áp dụng, bao gồm doanh nghiệp thuộc dối tượng áp dụng thuế tối thiều toàn cầu, nhà đầu tư mới (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài); Phù hợp với quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu thuộc Trụ cột 2 và hướng dẫn của OECD; không vi phạm các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Đảm bảo tính khả thi, dễ thực hiện.

 

Theo Vietq.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang