Chủ Nhật, 28/04/2024 07:57:11 GMT+7

Tin đăng lúc 03-08-2017

Lượt xem: 1755

Tự định giá sữa, quản lý có khả thi?

Liệu việc kê khai giá sữa có được thực hiện nghiêm túc ở các DN, và việc kê khai giá sữa của hệ thống đại lý, cửa hàng kinh doanh có minh bạch hay không… là những câu hỏi đặt ra tại Hội nghị hướng dẫn triển khai Thông tư 08//2017/TT-BCT về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ dưới 6 tuổi do Bộ Công Thương tổ chức sáng 2/8.
Tự định giá sữa, quản lý có khả thi?
Khách hàng chọn mua sữa tại một cửa hàng trên phố Thái Thịnh. Ảnh: Phạm Hùng

Chia sẻ thêm về những điểm mới của Thông tư 08, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An thông tin, so với trước đây, Thông tư lần này có khá nhiều sự đổi mới. Theo đó, Thông tư tôn trọng quyền tự định giá của DN đối với hàng hóa của mình và chịu trách nhiệm đối với mức kê khai theo đúng chế độ hạch toán kế toán hiện hành” – ông An nói. Đồng thời khẳng định, điểm quan trọng của Thông tư 08 là tập trung vào việc quản lý giá bán lẻ hàng hóa. Bởi, đây mới là mức giá mà người tiêu dùng được tiếp cận và cũng chính là mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với mặt hàng nhạy cảm.

 

Bên cạnh đó, để phù hợp với thực tế nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Bộ đã quy định cho phép DN kê khai các mức giá phù hợp với địa bàn phân phối, khu vực địa lý hoặc theo đặc thù hoạt động phân phối đặc biệt. Ngoài việc quản lý hàng hóa, Phó Vụ trưởng còn đặc biệt yêu cầu các DN phải khai báo về hệ thống phân phối sản phẩm để giúp các cơ quan quản lý giám sát việc thực hiện giá bán trên thị trường. Điều đó cũng gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với chất lượng và giá hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối cùng. Ông An cho biết thêm, quy định đã rõ ràng, nhưng DN vẫn có thể chủ động điều chỉnh giá bán trong phạm vi biên độ nhỏ (dưới 5%). Tuy nhiên, việc này cũng sẽ được giám sát  theo phân cấp.


Đánh giá về Thông tư 08, ông Matthew Garland - đại diện Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng (NFG) thuộc Hiệp hội DN Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho hay, Thông tư là cách tiếp cận mới và đảm bảo được sự minh bạch của thị trường và lợi ích của người tiêu dùng. Đặc biệt, Thông tư đã tôn trọng quyền tự định giá của DN và các nguyên tắc cơ bản khác của nền kinh tế thị trường. “Đây là một bước đi đúng và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động để Liên minh châu Âu công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ” - ông Matthew Garland nhấn mạnh.

 

Vẫn còn những băn khoăn

 

Tại hội nghị, đại diện các sở công thương, DN xuất nhập khẩu, kinh doanh cũng nêu ý kiến thắc mắc về những điều chưa rõ trong Thông tư. Đại diện Nuticare nêu ý kiến về phụ lục 4 thông báo hệ thống phân phối đi kèm hồ sơ kê khai giá thì sẽ thông báo đến cấp nào? Bà Lê Thị Hồng (Vụ Thị trường trong nước) cho rằng, hệ thống từ nhà phân phối cấp 1, 2 đến người tiêu dùng, DN nhập khẩu sữa kê khai để phối hợp với cơ quan quản lý về giá bán nhằm truy cứu trách nhiệm nếu có vấn đề. Bộ Công Thương chỉ quản lý một số nhà nhập khẩu và nhà phân phối lớn có tác động đến thị trường trên cả nước.

 

Trong khi đó, đại diện Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, khi nhận được Thông tư 08 ban hành chính thức, ông rất lo lắng vì đây là việc tương đối khó. Bởi việc thực hiện chức năng quản lý và công cụ quản lý không được như mong muốn, rất khó phân biệt sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hay việc công bố danh sách này thì chỉ có thể thực hiện với DN sản xuất, còn đối với DN nhập khẩu, DN được nhập khẩu ở nhiều cửa khẩu, dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý địa phương rất khó quản lý. Do đó, đề nghị Tổng cục Hải quan cung cấp danh sách để các sở công thương nắm được.

 

Nguồn Kinhtedothi


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang