Thứ Sáu, 26/04/2024 22:07:09 GMT+7

Tin đăng lúc 03-07-2018

Lượt xem: 3669

Xây dựng lưới điện thông minh tại EVNSPC: Xu thế và thách thức

Định hướng LĐTM tại Việt Nam được thể hiện ở mô hình bên dưới. Bao gồm việc kết nối hoàn chỉnh từ các nhà máy điện, lưới điện truyển tải, lưới điện phối đến hộ tiêu thụ điện.
Xây dựng lưới điện thông minh tại EVNSPC: Xu thế và thách thức
Mô hình minh họa LĐTM hoàn chỉnh tại Côn Đảo.

Trên cơ sở lộ trình phát triển lưới điện thông minh (LĐTM) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg, Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam đề ra định hướng thực hiện giai đoạn 2 (2017 – 2022) của lộ trình phát triển LĐTM tại Việt Nam với mục tiêu tổng quát là  "Tiếp tục chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện, trong đó tập trung vào lưới điện phân phối để nâng cao năng suất lao động, chất lượng cung cấp dịch vụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ phát triển LĐTM; đẩy mạnh chương trình truyền thông cho cộng đồng, từng bước phổ biến rộng rãi đến tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng điện”.

 

Và các mục tiêu cụ thể là: Xây dựng văn bản pháp luật, quy định/quy trình kỹ thuật; Tiếp tục triển khai chương trình tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện; Nâng cao chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng; Triển khai các ứng dụng LĐTM; Triển khai chương trình truyền thông cho cộng đồng.

 

Hiệu quả sau cùng của chủ trương phát triển LĐTM là: Tối ưu hóa công tác quản lý/chi phí vận hành lưới điện, đang dạng hóa các nguồn phát điện, nâng cao hiệu quả sử dụng điện, đảm bảo chất lượng điện năng, nâng cao và đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

 

Giải pháp LĐTM đã được triển khai tại các nước trên thế giới trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đa phần ngành Điện các quốc gia đã đầu tư và khai thác hiện quả hệ thống SCADA/DMS/EMS và hệ thống đo ghi xa tích hợp. Một hệ thống lưới điện thông minh đầy đủ bao gồm: SCADA, đo ghi xa, tích hợp điều khiển các nguồn năng lượng phân tán (mặt trời áp mái, điện gió), các loại lưu trữ năng lượng (các loại pin, điện-nén khí-điện, điện-khí đốt, thủy điện tích năng, tích năng bằng bánh đà, ô tô điện,…) hiện mới thành công ở mức độ thí điểm, đặc biệt ở các khu vực tập trung, các hải đảo.

 

Xây dựng LĐTM là một xu thế phát triển tại hầu hết các quốc gia trên thế giới với lợi ích mang lại vô cùng to lớn. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển LĐTMN ngoài việc nhằm thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, còn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC).

 

EVNSPC đã ban hành Quyết định số 4195/QĐ-EVN SPC ngày 25/10/2017 v/v Phê duyệt kế hoạch phát triển Lưới điện thông minh tại EVN SPC và Quyết định số 1215/QĐ-EVN SPC ngày 16/4/2018 v/v Phê duyệt Kế hoạch phát triển Lưới điện thông minh của EVN SPC năm 2018 bao gồm 8 nhiệm vụ. Kết quả đạt được đến nay như sau:

 

Nhiệm vụ 1: Hoàn thiện kết nối hệ thống SCADA các NMĐ, trạm biến áp (TBA) cấp điện áp từ 110kV trở lên thuộc phạm vi quản lý: Đã hoàn thành vận hành thử nghiệm và đưa vào vận hành chính thức hệ thống SCADA tháng 5/2017, đến nay đã kết nối SCADA và điều khiển xa 206/208 trạm 110kV; Phối hợp, đôn đốc các TBA 110kV khách hàng kết nối vào hệ thống SCADA, đã có 28/35 TBA 110kV khách hàng đã kết nối SCADA về A2 và có 07/07 NMĐ khách hàng đã kết nối SCADA về A2.

 

Nhiệm vụ 2: Khai thác và phát triển hệ thống SCADA/DMS: Đã kết nối SCADA và điều khiển xa 832 Recloser và 73 LBS. Kế hoạch 2018 và 2019 sẽ mở rộng kết nối điều khiển thêm 1855 Recloser/LBS; Thí điểm kết nối 20 bộ chỉ báo sự cố FI tại PC BRVT vào hệ thống SCADA; Thí điểm khai thác các chức năng DMS tại PC Bà Rịa- Vũng Tàu trong năm 2018.

 

Nhiệm vụ 3: Triển khai xây dựng, đưa vào vận hành các trung tâm điều khiển  và TBA 110kV không người trực thuộc phạm vi quản lý theo mô hình phù hợp với Đề án tổng thể phát triển LĐTM đã được duyệt: Hoàn tất chuyển chuyển công tác điều khiển xa các trạm 110kV về Trung tâm điều khiển xa thuộc Phòng Điều độ các PC (tháng 8/2018); Triển khai trạm 110kV không người trực định hướng đến năm 2020 đạt 100% trạm 110kV.

 

Nhiệm vụ 4: Tiếp tục triển khai hiện đại hóa hệ thống đo đếm: Nâng cao chất lượng số liệu đo đếm tại các nhà máy điện, điểm đo ranh giới giao nhận truyền về kho dữ liệu đo đếm dùng chung của EVN; nâng cao tỉ lệ công tơ điện tử và thu thập số liệu đo đếm từ xa cho các khách hàng sử dụng điện. Phấn đấu hoàn thành thu thập số liệu đo đếm từ xa cho 100% công tơ tổng tại các TBA công cộng và khách hàng có TBA chuyên dùng trong năm 2018.

 

Nhiệm vụ 5: Thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực triển khai LĐTM: Trong tháng 5/2018, Tổng công đã tổ chức khóa đào tạo do chuyên gia nước ngoài thực hiện về Microgrid, Smartgrid, hệ thống nguồn phân tán, tích trữ năng lượng, tự động hóa  lưới điện phân phối cho hơn 60 cán bộ kỹ thuật, điều độ viên của các đơn vị.

 

Trong tháng 6/2018, Tổng công ty đã phối hợp với Hiệp hội Đồng khu vực Đông Nam Á (ICASEA) đã tổ chức hội thảo kỹ thuật công nghệ Smart Grid và Micro Grid cho hơn 60 lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Tổng công ty và các Đơn vị.

 

Nhiệm vụ 6: Xây dựng nội dung, thực hiện các chương trình truyền thông cho cộng đồng: Tổng công ty đã ban hành công văn số 6080/EVN SPC-KT ngày 07/08/2017 v/v phổ biến kế hoạch thực hiện LĐTM giai đoạn 2017-2020. Hiện đang triển khai các nội dung thông tin tuyên truyền. 

 

Nhiệm vụ 7: Triển khai LĐTM tại các huyện đảo.

 

LĐTM tại huyện đảo Phú Quốc gồm: Tái cấu trúc lưới điện.

 

Phú Quốc (hoàn thành quý 1/2019); thiết lập Remote Console và kết nối SCADA các thiết bị hiện hữu tại Phú Quốc (hoàn thành trong tháng 6/2018); thí điểm lắp đặt thiết bị định vị sự cố cho lưới điện 22kV tại Phú Quốc (hoàn thành trong tháng 6/2018); lắp đặt đo ghi từ xa tại Phú Quốc. 

 

LĐTM tại huyện đảo Phú Quý: Dự án mở rộng nguồn Diesel Phú Quý (hoàn thành trong tháng 6/2018); lắp đặt đo ghi từ xa; hệ thống tích hợp nguồn điện cho hệ thống điện không nối lưới quốc gia (hoàn thành trong năm 2019).

 

LĐTM tại huyện đảo Côn Đảo: Thí điểm xây dựng mô hình lưới điện quy mô nhỏ (Micro Grid) tại Côn Đảo (hoàn thành trong 2018); Hệ thống tích hợp nguồn điện cho hệ thống điện không nối lưới quốc gia (hoàn thành trong 2019); lắp đặt đo ghi từ xa.

 

Nhiệm vụ 8: Triển khai dự án cấp điện bằng nguồn điện mặt trời cho huyện đảo Côn Đảo và Phú Quý giai đoạn 2018-2020:

 

- Phú Quý: Lắp đặt 1.000kW trong năm 2019;

 

- Côn Đảo: Lắp đặt 1.500kW trong năm 2019.

 

Hoàn thành kế hoạch 8 nhiệm vụ trên, EVN SPC sẽ có một hệ thống SCADA/DMS, một hệ thống đo ghi xa hoàn chỉnh, các mô hình thí điểm lưới điện thông minh và lưới điện micro grid là những nền tảng ban đầu để thiết lập, vận hành và khai thác LĐTM trên qui mô toàn Tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội.

 

Với hạ tầng hiện có là Hệ thống SCADA/DMS và hệ thống đo ghi xa gần hoàn chỉnh, EVN SPC đã có những nền tảng ban đầu để thiết lập LĐTMN. Cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, sáng tạo và ham học hỏi là những tiền đề cần thiết để triển khai thành công LĐTMN.

 

Tuy vậy vấn đề vốn đầu tư là một trở ngại lớn cho việc triển khai LĐTM vốn cần một nguồn kinh phí không hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực này, thiếu cơ chế thúc đẩy từ Chính phủ cũng gây khó khăn cho việc triển khai. Vì vậy EVN SPC vừa triển khai, vừa học hỏi, vừa kiến nghị, tháo gỡ những khó khăn nhằm hoàn thành triển khai thắng lợi kế hoạch phát triển LĐTM.

 

Theo Icon.com.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang