Với phương pháp dạy lý thuyết kết hợp với thực hành, các học viên đã được trang bị kỹ thuật cắt may, lắp ráp một số công đoạn của thành phẩm trên dây chuyền may công nghiệp. Sau 3 tháng đào tạo, 100% học viên đều đạt yêu cầu, được cấp chứng nhận sơ cấp nghề may công nghiệp và đặc biệt là tất cả các học viên trên đã được ký hợp động lao động có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp.
Việc mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nữ, đã tạo điều kiện để người dân có trình độ tay nghề, có được việc làm ổn định, biết cách tổ chức sản xuất trên chính quê hương mình, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững của địa phương.
NQ