Thứ Sáu, 22/11/2024 10:08:11 GMT+7
Lượt xem: 1905

Tin đăng lúc 30-09-2023

Ngành phụ tùng ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam là một trong những thị trường sôi động của ngành công nghiệp di chuyển, đặc biệt là ô tô. Đó là chưa kể ngành phụ tùng Aftermarket ở Việt Nam hãy còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Ngành phụ tùng ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển
Khách hàng tìm hiểu các sản phẩm phụ tùng ô tô tại triển lãm Automechanika TP.HCM 2023

Cuối tháng 6, triển lãm Automechanika diễn ra tại TP.HCM đã thu hút đông đảo khách tham quan ngay từ ngày đầu tổ chức. Tại đây, các doanh nghiệp (DN) đã giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, công nghệ và giải pháp mới nhất ngành công nghiêp ô tô như phụ tùng ô tô, các thiết bị dụng cụ chẩn đoán, sửa chữa, xe điện và mảng sản xuất và tự động hóa ô tô...  

 

Ông Chee How Teoh - Giám đốc bộ phận phụ tùng Aftermarket khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc ZF Aftermarket cho biết, ông cảm thấy rất vinh dự khi có thể mang đến triển lãm những kinh nghiệm, chuyên môn và dịch vụ của Công ty. Theo đó, ZF Aftermarket mang tới 3 sản phẩm dầu bôi trơn thế hệ mới ZF Lifeguard giúp giảm thiểu những vấn đề về trục trặc hộp số, hạn chế mài mòn trên các bộ phận chịu tải cao, khả năng tương thích cao với đa dạng các động cơ truyền động trên các loại xe châu Á. Bên cạnh đó, Công ty cũng giới thiệu đến khách hàng hệ thống truyền động điện tích hợp Ce Trax dành cho các xe thương mại hạng nặng như xe bán tải và xe buýt giúp tăng hiệu quả vận hành, cải thiện hiệu suất, giảm khí thải…

 

Ông Chee How Teoh đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường sôi động của ngành công nghiệp di động. Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong thời gian gần đây đã tạo ra nhiều thay đổi quan trọng cho thị trường ô tô tại Việt Nam, từ việc sở hữu xe, sản xuất xe sang, đến việc ra mắt và sử dụng xe điện. Ông Chee How Teoh cho biết: “Một chiếc xe trung bình sau khi sử dụng 6 năm sẽ trải qua đại tu và 10 đến 13 năm sẽ phải thay phụ tùng ô tô liên tục. Tại Việt Nam, tuổi đời các xe ô tô còn rất mới, chính vì vậy, thị trường phụ tùng ô tô vô cùng tiềm năng và chắc chắn sẽ phát triển mạnh”. Đại diện nhà cung cấp phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới cho biết, trong thời gian tới, công ty này sẽ tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng mảng phụ tùng tại Việt Nam.

 

Trong Triển lãm Thương mại Automechanika TP.HCM 2023, ZF Aftermarket còn mang đến cho khách hàng hệ thống truyền động điện tích hợp CeTrax dành cho các xe thương mại hạng nặng (CVs) như xe bán tải và xe buýt. Được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu tải nặng mà vẫn cung cấp hệ thống điều khiển mạnh mẽ, CeTrax tích hợp hai động cơ điện hiệu suất cao, tạo ra mô-men xoắn lớn, giúp các dòng xe thương mại hạng nặng di chuyển trên những địa hình khó và tải trọng lớn một cách dễ dàng. Biến tần làm bằng chất liệu silicon carbide đảm bảo chuyển đổi năng lượng hiệu quả, giảm thiểu tổn thất năng lượng và tối đa hóa hiệu suất tổng thể của hệ thống, trong khi hộp số đa tốc độ cho phép chuyển số mượt mà khi tăng tốc và cải thiện cảm giác lái. Một ưu điểm nổi trội khác của CeTrax là thiết kế mô-đun cho phép việc lắp đặt và tích hợp dễ dàng vào bộ máy của các phương loại phương tiện khác nhau. Có tất cả mọi ưu điểm, CeTrax giúp tăng hiệu quả vận hành, cải thiện hiệu suất và giảm thiểu khí thải, góp phần vào quá trình điện hóa ngành xe thương mại và chuyển đổi sang các giải pháp giao thông bền vững hơn.

 

Các chuyên gia nhận định rằng, Việt Nam đã là một trong các thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Thông qua quá trình phát triển đô thị hóa, ngành công nghiệp ô tô nội địa chuẩn bị bước qua một kỷ nguyên mới, đón nhận các cơ hội từ việc hòa nhập phát triển về xe điện, công nghệ số, công nghiệp chế tạo và tự động hóa vào chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

 

Thị trường Aftermarket ô tô là thị trường thứ cấp của ngành công nghiệp ô tô. Nó liên quan đến việc sản xuất, tái sản xuất, phân phối, bán lẻ và lắp đặt tất cả các bộ phận, hóa chất, thiết bị và phụ kiện của xe, sau khi nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) bán ô tô cho người tiêu dùng.

 

“Phụ tùng ô tô Aftermarket” là khái niệm dùng để chỉ các thành phần, bộ phận của xe được thêm vào sau khi xe đã được xuất xưởng từ nhà sản xuất. Ngành này bao gồm việc bán các bộ phận như lốp xe thay thế, thiết bị, phụ tùng ô tô, dịch vụ sửa chữa, sửa chữa tai nạn và phụ kiện cho xe đã được mua. Các công ty tham gia sản xuất, phân phối, bán lẻ, lắp đặt và tái sản xuất nhiều loại linh kiện và phụ kiện ô tô được bao gồm trong danh mục này. Thời gian qua, việc số hóa hoạt động sửa chữa xe và bán linh kiện đã phát triển nhờ những cải tiến về công nghệ, từ đó thúc đẩy việc mở rộng hoạt động kinh doanh thị trường Aftermarket ngành ô tô.

 

 

Ngành phụ tùng ô tô có cơ hội phát triển đầy tiềm năng trong tương lai

 

Theo một nghiên cứu của Ken Research, ngành dịch vụ Aftermarket cho ô tô tại Việt Nam dự kiến sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai gần, với sự gia tăng về số lượng phương tiện để nâng cao nhận thức về sức khỏe và vệ sinh sau hậu quả của Covid-19. Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển từ sử dụng xe máy vốn là hình thức vận chuyển chủ yếu ở Việt Nam sang sử dụng xe bốn bánh, nhu cầu về các dịch vụ Aftermarket sẽ tăng lên trong những năm tới. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với tầng lớp trung lưu đang phát triển sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính cho ngành dịch vụ hậu mãi tại Việt Nam. Thị trường dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ CAGR dương là 8% về doanh thu trong giai đoạn dự báo từ năm tài chính 2020-2025.

 

Tiềm năng của thị trường Aftermarket ngành ô tô Việt Nam hiện được giới chuyên gia đánh giá có rất nhiều dư địa để phát triển thời gian tới và sẽ thu hút được nhiều thương hiệu lớn trên thế giới tham gia. Trước tiềm năng đó, đại diện nhà cung cấp phụ tùng ô tô hàng đầu thế giới ZF Aftermarket cho biết trong thời gian tới công ty này sẽ đẩy mạnh, mở rộng mảng phụ tùng tại Việt Nam.

 

Bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam (VASI), cho biết: Số lượng các DN CNHT của Việt Nam đang tăng nhanh, nhưng chưa nhiều ở ngành sản xuất ô tô. Từng hỗ trợ cho DN Nhật Bản đi tìm các nhà cung cấp Việt Nam để tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm cho nhà đầu tư nước ngoài, bà Hạnh cho biết sau 14 năm, những đợt xuất khẩu của DN trong nước đều liên quan đến các linh kiện gia công chính xác.

 

Hiện Việt Nam có khoảng 500 DN trong lĩnh vực CNHT xuất hiện trong cẩm nang của nhà đầu tư Nhật Bản. Đây là con số thực chiến và có tương tác thực sự nhưng xét chung thì chỉ khoảng 300 DN Việt tham gia vào ngành CNHT ô tô. Riêng để tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành ô tô thì vẫn cần nhiều nỗ lực. Bà Hạnh cho biết, từ trước đến nay, các DN Việt chủ yếu tham gia vào chuỗi sản xuất xe máy và đồ gia dụng với các ngành nhựa, khuôn và cơ khí. Về ô tô thì điều này tỏ ra hạn chế vì chưa cạnh tranh xuất khẩu được với các nhà cung ứng từ nước khác, tỉ lệ nội địa hóa cũng trắc trở.

 

Gần đây, Hãng Toyota bắt đầu đặt hàng nhiều DN Việt Nam và có những chuyến khảo sát nhà máy chọn ra DN để đào tạo trở thành nhà cung ứng của mình. Ông Calvin Lau - Giám đốc Công ty TNHH Messe Frankfurt (Hong Kong) cho biết, Ban Tổ chức Automechanika TP.HCM 2023 muốn hỗ trợ DN tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp ô tô với mục tiêu thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 40%, giảm giá thành xe để tiếp cận người tiêu dùng hơn. Mục tiêu lớn là trở thành cơ sở sản xuất ô tô hàng đầu trong khu vực với hơn 1.000 nhà cung cấp phụ tùng, sản xuất tăng lên 01 triệu chiếc mỗi năm và số lượng xe mỗi năm bán ra 900.000 chiếc.

 

Minh Lê


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang