Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (gọi chung là cơ sở CNNT), các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn áp dụng sản xuất sạch hơn, các tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Quy chế cũng quy định rõ những ngành được hưởng kinh phí khuyến công đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực: Chế biến nông, lâm, thủy sản và chế biến thực phẩm; khai thác chế biến khoáng sản tại những địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật; sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động; sản xuất, gia công sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm có tiềm năng phục vụ du lịch, sản phẩm của các nghề và làng nghề truyền thống; sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông, lâm, thủy sản và các ngành kinh tế khác; áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Chế tác gốm tại DNTN Gốm Bồ Bát
Hỗ trợ phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Nội dung hoạt động khuyến công thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT về trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
Quy chế cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động khuyến công tỉnh Ninh Bình.
Bích Hồng