Thứ Sáu, 26/04/2024 18:18:38 GMT+7

Tin đăng lúc 07-09-2018

Lượt xem: 1095

Đà Nẵng: Những trăn trở của ngành cơ khí

Đà Nẵng là một trong những địa phương có số lượng đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí đông đảo song hiện tại ngành đang gặp một số khó khăn vướng mắc làm cho ngành cơ khí phát triển chậm lại.
Đà Nẵng: Những trăn trở của ngành cơ khí
Các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực cơ khí Đà Nẵng đang có rất nhiều trăn trở để phát triển

Theo ông Võ Văn Nhật - Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP. Đà Nẵng, cùng với sự phát triển chung của ngành Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp thành phố tăng trưởng bình quân 5 năm qua trên 9,9%, trong đó ngành cơ khí thành phố đạt 12%. Bên cạnh đó, ngành cơ khí Đà Nẵng đã đạt nhiều thành tựu về nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật song còn một số vướng mắc làm cho ngành cơ khí chững lại.

 

Ông Nguyễn Trọng Khải - Giám đốc một công ty cơ khí đóng trên địa bàn TP. Đà Nẵng cho rằng, là hội viên Hội Cơ khí TP. Đà Nẵng, ông đã từng giao lưu học hỏi và gặp gỡ nhiều doanh nghiệp bậc thầy, bậc đàn anh trong ngành cơ khí và họ là những người tiên phong trong thập kỷ 90. Tuy nhiên hiện tại họ cũng đang phải “chết” ngay trên sân nhà hoặc có chăng cũng chỉ là nhà thầu phụ của 15-25% dự án.

 

 

Dây chuyền sản xuất bia của một đơn vị cơ khí Đà Nẵng chế tạo

 

Bản thân ông Khải cảm thấy ngành cơ khí đang bị tụt hậu nghiêm trọng so với các nước, các đồ dùng gia dụng nhỏ cho đến các công cụ cơ khí hạng nặng doanh nghiệp trong nước không phải không làm được nhưng vì sao cạnh tranh lại không được?.

 

Theo ghi nhận, hiện ngành cơ khí đang gặp một số vướng mắc: Quỹ đất không có và giá thành thuê đất lại cao, các doanh nghiệp lớn ít tập trung và có sự liên kết, manh mún, còn đa phần các cơ sở sản xuất cơ khí quy mô nhỏ đều nằm trong khu dân cư nên chỉ có thể sản xuất cầm chừng, tỷ lệ tồn kho lại cao, việc xuất ra thị trường gặp nhiều khó khăn hoặc phải phá sản…

 

Bên cạnh đó, vấn đề về vốn cho doanh nghiệp cơ khí cần nhìn nhận ở một góc độ bao quát hơn vì lợi ích chung của quốc gia. Do đặc thù của ngành cơ khí là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm, khả năng rủi ro cao cho nên các doanh nghiệp thiếu mạnh dạn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Ngoài ra, một số ngân hàng chưa mặn mà đầu tư vốn cho ngành cơ khí nên ngành cơ khí thiếu vốn để phát triển.

 

“Khó có thể đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa một khi ngành cơ khí bị tụt hậu. Với công nghệ mới chúng ta không thể “tay không bắt giặc” mà phải có sự đầu tư về vốn, kỹ thuật và đội ngũ lao động lành nghề. So với sản phẩm nhập khẩu thì sản phẩm cơ khí trong nước làm ra vẫn có lợi thế về chi phí vận hành, chuyển giao công nghệ hay chế độ bảo trì bảo dưỡng”, ông Khải nhìn nhận.

 

Qua ghi nhận, nhiều doanh nghiệp cơ khí kiến nghị: Với mục tiêu để phát triển ngành cơ khí bền vững và ổn định, doanh nghiệp mong muốn chính quyền nên xây dựng kế hoạch phát triển ngành cơ khí trên cơ sở phải có đầu mối và phân phối nguồn lực hoặc chính sách kích cầu về vốn, mặt bằng sản xuất, ưu tiên nhà thầu trong nước.

 

Ngoài ra, khi có một qũy đất cho các doanh nghiệp,cơ sở tập trung sản xuất, gia công và mọi công việc khác liên qua đến ngành cơ khí tại một địa điểm nhất định thì việc trao đổi kinh nghiệm, giao thương, hỗ trợ nhau trong công việc, hoàn thành nhiều công đoạn của một sản phẩm tại một khu vực tiết kiệm chi phí vận chuyển là một yếu tố để xây dựng ngành cơ khí phát triển hơn nữa…

 

Theo báo Công thương


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang