Thứ Bẩy, 27/04/2024 17:18:38 GMT+7

Tin đăng lúc 19-07-2022

Lượt xem: 978

Hậu Giang: Đầu tư máy móc thiết bị từ nguồn vốn khuyến công

Từ nguồn “vốn mồi” của các chương trình khuyến công (KC), các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) ở tỉnh Hậu Giang đã từng bước nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Hậu Giang: Đầu tư máy móc thiết bị từ nguồn vốn khuyến công
Nghiệm thu máy chém quết thực phẩm tại HTX Hậu Giang Xanh

Số liệu từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (TTKC&XTTM) Hậu Giang, năm 2022 cho thấy, tổng kinh phí KC được phê duyệt là 2,4 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí KC quốc gia là 1,2 tỷ đồng hỗ trợ cho 4 đơn vị thụ hưởng ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông, thủy sản và gia công cơ khí; kinh phí KC địa phương là 1,2 tỷ đồng cũng hỗ trợ cho những đề án tương tự.

 

Là một trong những đơn vị thụ hưởng chính sách KC địa phương, HTX Hậu Giang Xanh tại phường V, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), đã đầu tư được máy chém quết thực phẩm. Đây là loại máy dùng để chế biến chả cá thát lát, một trong những sản phẩm chủ lực của HTX. Kinh phí đầu tư máy móc là 250 triệu đồng, trong đó nguồn KC địa phương hỗ trợ 110 triệu đồng.

 

Bà Lý Hồng Tiên, Giám đốc HTX, chia sẻ: “Với công suất máy quết khoảng 700kg mỗi giờ, chất lượng sản phẩm tạo ra đồng đều hơn so với làm thủ công, trong khi chỉ cần 1-2 công nhân vận hành theo dõi hoạt động”. Cùng với việc nắm bắt cơ hội tiếp cận nguồn hỗ trợ từ chương trình của tỉnh đầu tư vào máy móc, HTX Hậu Giang Xanh còn đổi mới bao bì, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu để tự tin xâm nhập các thị trường lớn hơn.

 

Thời gian qua, không thể phủ nhận rằng, việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến đã cho thấy hiệu quả lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô sản xuất của cơ sở, DN thụ hưởng. Chính nguồn vốn mồi từ kinh phí KC đã tạo ra sự lan tỏa và trở thành động lực thúc đẩy các cơ sở, DN mạnh dạn thay đổi dây chuyền sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Điều này giúp DN không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới, từng bước mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

 

Hoạt động KC ở Hậu Giang đã và đang hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở CNNT mạnh dạn đổi mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó, TTKC&XTTM Hậu Giang cũng định hướng các cơ sở, DN đầu tư, phát huy những thế mạnh, nhằm đưa các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh ngày càng phát triển, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ để hội nhập thị trường quốc tế.

 

Ông Huỳnh Thanh Trường, Phó Giám đốc TTKC&XTTM Hậu Giang cho biết: “Một trong những kết quả hoạt động KC nổi bật của tỉnh, thu hút nhiều nguồn lực từ các cơ sở, DN là nội dung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tổng kinh phí KC năm 2021 - 2022 hỗ trợ là 3,475 tỷ đồng, chiếm hơn 90% tổng kinh phí”.

 

Cũng theo ông Huỳnh Thanh Trường, hoạt động KC của Hậu Giang có bước phát triển khá, đã thu hút được được nhiều thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CNNT, tạo được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang.

 

Minh Lê


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang