Thứ Sáu, 26/04/2024 23:45:26 GMT+7

Tin đăng lúc 18-06-2015

Lượt xem: 4521

Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khu vực miền Trung năm 2015

Ngày 19/6/2015, Bộ Công Thương phối hợp với ỦBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị: Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở CNNT với hệ thống phân phối, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khu vực miền Trung năm 2015, nhằm hỗ trợ, tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng của các DN nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác và hộ gia đình tại các địa phương có tiềm năng phát triển nhưng chưa có điều kiện và tiềm lực để quảng bá, tiếp cận hệ thống phân phối như Trung tâm TM, chợ..
Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khu vực miền Trung năm 2015

Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa công nghiệp nông thôn (CNNT) và là một trong những giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ DN trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước tại Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN” năm 2015; đồng thời, thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia năm 2015 đã được Lãnh đạo Bộ Công Thương phê duyệt.

 

Ước tính, 6 tháng đầu năm 2015, sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá; giá trị SXCN (giá so sánh năm 2010) đạt 182.671,8 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2014; chỉ số SXCN ước tăng 10,01% cao hơn bình quân cả nước. Theo báo cáo sơ bộ của các Sở Công Thương khu vực, đến nay trong lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có khoảng 18.503 DNNVV chiếm trên 17,29% cả nước, 368 HTX chiếm 11,31% cả nước, 18.864 THT chiếm 46,44% cả nước, 86 làng nghề truyền thống chiếm trên 12,11% và 124 làng có nghề chiếm trên 0,04% cả nước; trong đó tổng số lao động khoảng 392.313 người. Thực hiện chương trình bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2014 khu vực có 128 cơ sở CNNT với 128 sản phẩm tham gia bình chọn, trong đó có 45 sản phẩm đạt giải sản phẩm CNNT tiêu biểu bình chọn cấp khu vực, chiếm 27,11% trong tổng số 166 sản phẩm đạt giải bình chọn cấp khu vực 3 miền của cả nước..., nhằm hỗ trợ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm CNNT, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

 

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, các tỉnh, thành phố trong khu vực đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng: Tổ chức các hội chợ khu vực (Hội chợ Công - Thương các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Khánh Hòa 2015, có quy mô hơn 300 gian hàng với gần 150 DN tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm chất lượng, mẫu mã phong phú, đa dạng. Các gian hàng được bố trí thành các khu: Triển lãm chung hoạt động kinh tế - xã hội, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp và du lịch; trưng bày sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các DN khu vực Nam Trung bộ, TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; nông sản, thủy hải sản, thực phẩm chế biến; hàng hóa tiêu dùng, đồ dùng gia đình, may mặc, da giày; cơ khí Việt Nam; Hội chợ Công - Thương  khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2015, có trên 150 DN của 15 tỉnh, thành phố cả nước, với khoảng 400 gian hàng. Ngoài khu trưng bày - triển lãm giới thiệu những thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; các tiềm năng thế mạnh, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Kon Tum nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn có khu trưng bày hàng hóa, sản phẩm của các Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến công các địa phương như Đăk Nông, Bình Phước, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Vĩnh Long, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, An Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Thái Nguyên… Đặc biệt còn có trên 30 gian hàng của các DN Thái Lan, Lào tham gia; và hàng trăm phiên chợ hàng Việt về khu vực nông thôn, Khu công nghiệp, miền núi, hải đảo với số tiền hỗ trợ từ Trung ương là: 9.945.000.000 đồng.

 

Được sự hỗ trợ của Chương trình khuyến công quốc gia năm 2015, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án tổ chức “Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Huế 2015”; do đó, Hội chợ đã được triển khai và chính thức khai mạc vào 17h30 ngày 19/6/2015 tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với quy mô trên 300 gian hàng tiêu chuẩn.

 

Cùng với việc tích cực thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với các chương trình bán hàng khuyến mại tại các siêu thị lớn, các phiên chợ hàng Việt… đã góp phần thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khu vực đạt 256.850 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ và đạt 48,1% kế hoạch năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3.739 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ và đạt 45,5% kế hoạch năm 2015; trong đó, các tỉnh, thành phố có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao là: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông; có 4/15 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu có mức tăng từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2014, với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Cà phê, hàng dệt may, hàng thủy sản, gỗ và dăm gỗ, sản phẩm điện, điện tử, tàu biển, hạt điều, giày dép xuất khẩu...

 

Tính đến tháng 6/2015 đã thực hiện đầu tư so với quy hoạch là: 1.475 chợ (đạt 68,925%); 132 siêu thị (đạt 42,86%); 21 trung tâm thương mại (đạt 19,09%); 2470 cửa hàng xăng dầu (đạt 68,06%); 3.562 cửa hàng LPG (đạt 105,42%); 126 tổng kho hàng hoá (đạt 263%); 1 trung tâm hội chợ triển lãm (đạt 12,5%); 25 tàu bán dầu trên biển (đạt 100%).  

 

Để tiếp nối kết quả hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2014, đồng thời tiếp tục tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ đầu ra cho hàng chục nghìn DNNVV, HTX, THT và LN..., Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối này nhằm:

 

- Kết nối các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa tại các tỉnh, thành phố với hệ thống phân phối, nhằm hỗ trợ các địa phương phát triển các sản phẩm tiềm năng và đưa sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách rộng rãi và thuận lợi hơn.

 

- Tạo điều kiện hỗ trợ DN, cơ sở CNNT tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, nhằm trao đổi thông tin, đẩy mạnh liên kết trong đầu tư sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguồn nguyên liệu, phát triển kinh doanh mở rộng thị trường.

 

- Thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương với chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm và những sản phẩm lương thực - thực phẩm thiết yếu cung ứng vào hệ thống phân phối.

 

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị: Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ; các Sở Công Thương; Hiệp hội ngành hàng, các DN sản xuất, chế biến, thu mua, phân phối, nông sản…, các cơ sở CNNT các tỉnh khu vực MTTN và cả nước cùng với một số cơ quan thông tin truyền thông Trung ương và địa phương.

 

Cùng với đó trong chương trình hội nghị sẽ diễn ra các chuỗi sự kiện sau: Hội thảo “Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các DN sản xuất với hệ thống phân phối”; giao lưu, trao đổi và ký kết các hợp đồng nguyên tắc, các biên bản ghi nhớ về cung - cầu hàng hóa giữa các DN sản xuất và phân phối; và tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, catalogue... của các cơ sở CNNT, các DN sản xuất..../.

 

PV


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang