Thứ Sáu, 26/04/2024 18:42:52 GMT+7

Tin đăng lúc 15-10-2017

Lượt xem: 2079

Người tiêu dùng cần thông thái trước sản phẩm “thuốc và thực phẩm chức năng”

Hiện nay, tình trạng một số cơ sở sản xuất, kinh doanh về thuốc, thực phẩm chức năng đã làm nhái nhãn hiệu, ghi sai nhãn hiệu nhằm “đánh lừa” người tiêu dùng đang diễn hết sức tinh vi và vô cùng phức tạp. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã quyết liệt xử lý để tránh người tiêu dùng rơi vào cảnh tiền mất tật mang, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Người tiêu dùng cần thông thái trước sản phẩm “thuốc và thực phẩm chức năng”
Cục an toàn thực phẩm vừa quyết định thu hồi 3 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogan actiso forte vì vi phạm ghi nhãn.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, qua từng năm, tỷ lệ thuốc giả trôi nổi trên thị trường Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung đã bị các cơ quan chức năng phát hiện gày một tăng. Thế nhưng, tình trạng này vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây hoang mang cho người dân. Bởi vì sử dụng thuốc giả đã trở thành nguyên nhân khiến các giải pháp điều trị bệnh bị vô hiệu hóa, kèm theo đó là những nguy cơ kháng thuốc, ngộ độc, thậm chí làm người bệnh tử vong.

 

Được biết, từ đầu năm 2017 đến nay, chỉ riêng lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thu giữ hơn 150kg thuốc tân dược bị làm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đáng chú ý, kỹ thuật in ấn mẫu mã bao bì, nhãn mác của những sản phẩm này ngày càng tinh vi, khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Để “bóc mẽ” được thuốc giả nói trên phải thông qua công tác kiểm định, nhưng kinh phí giám định lại rất cao. Chính vì thế, các lực lượng chức năng đã gặp không ít khó khăn trong công tác bảo vệ sức khỏe của người dân, quyền lợi người tiêu dùng.

 

Tuy vậy, các cơ quan chức năng đã liên tục thực hiện công tác phối hợp đồng bộ, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm  trong cuộc chiến phòng chống, ngăn chặn nạn sản xuất và buôn bán thuốc giả. Không những thế, lực lượng chức năng đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra, hoạt động kinh doanh thuốc, thông tin tới người dân về những cửa hàng, sản phẩm thuốc không đạt tiêu chuẩn.

 

Khác với nạn buôn bán thuốc giả, hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Bởi vì, đa số công ty này đã quảng cáo, ghi nhãn hiệu có công dụng giống với thuốc khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Do đó, lực lượng chức năng đã mạnh tay xử phạt đối với những công ty này.

 

Đơn cử, Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có quyết định thu hồi 3 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogan actiso forte của Công ty Cổ phần Dược phẩm liên doanh Việt Pháp có địa chỉ số 69C1, Khu đô thị Đại Kim Định Công, Phường Đại Kim (Quận Hoàng Mai, T.p Hà Nội) vì lý do vi phạm về ghi nhãn.

 

 

Thuốc giả được in ấn hết sức tinh vi, khó có thể phát hiện bằng mắt thường

 

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogan actiso forte  có giấy xác nhận công bố số: 19330/2015/ATTP-XNCB (Lô sản xuất 020417, NSX:040617, HSD: 060420; Lô sản xuất 01/06/2016 và Lô sản xuất: 010516, NSX: 260516, HSD: 280519) vừa bị Cục an toàn thực phẩm quyết định thu hồi. Lý do thu hồi là do sản phẩm của công ty này đã vi phạm về quy định ghi nhãn. Theo đó, Công ty Cổ phần Dược phẩm liên doanh Việt Pháp phải có  trách nhiệm tự tổ chức thu hồi và xử lý sản phẩm vi phạm và báo cáo kết quả thu hồi về Cục. Thời hạn thực hiện thu hồi sản phẩm là 14 ngày kể từ ngày 29/9/2017.

 

Trước đó, Thanh tra Bộ Y tế cũng đã yêu cầu thu hồi sản phẩm sữa dê bột Kabrita 2 của Công ty Cổ phẩn Thương mại và Xuất nhập khẩu Phúc Lộc. Bởi vì Công ty này đã có nhãn mác inb sai (in hình trẻ nhỏ). Do đó, Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Công ty thu hồi sản phẩm có nhãn sai để khắc phục, báo cáo về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 30/9/2017. Đối với người lao động trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, Công ty đã thực hiện kiểm tra để được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP và đã thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định.

         

Qua đó có thể thấy, cơ quan chức năng đã và đang quyết liệt xử lý vấn đề buôn bán thuốc giả không rõ nguồn gốc, thực phẩm chức năng được in ấn, ghi nhãn là điều cần thiết, quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu, trau dồi các kỹ năng mua hàng và trở thành người tiêu dùng thông thái để tránh mua phải thuốc giả, thực phẩm chức năng được in ấn, ghi nhãn bằng công nghệ kỹ thuật hiện đại./.

 

Nguyễn Long Trọng


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang