Thứ Bẩy, 04/05/2024 13:17:39 GMT+7

Tin đăng lúc 02-02-2017

Lượt xem: 3600

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển lớn mạnh như hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, hướng tới hoàn thiện mô hình Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì nhân dân, môi trường đầu tư kinh doanh hiện tại vẫn chưa thực sự thuận lợi cho đất nước phát triển. Việc ban hành các luật và văn bản hướng dẫn còn chậm để doanh nghiệp phải chờ đợi; có những trường hợp văn bản hướng dẫn không rõ ràng, tính tương thích không cao, hoặc còn cảm tính, thiếu định lượng, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về một vấn đề; chưa có cơ chế hiệu quả khuyến khích doanh nghiệp đột phá, thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra sản phẩm có thương hiệu lớn; tình trạng phí chồng phí, thanh tra, kiểm tra chồng chéo; một số cán bộ, đảng viên tiêu cực, gây phiền hà làm mất nhiều thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp; thực tế triển khai các cải cách chưa đạt như mục tiêu đề ra...

 

Để phát triển, cộng đồng doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược hội nhập của mình, xây dựng văn hóa hội nhập, văn hóa doanh nhân, gìn giữ liêm chính trong phát triển. Doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, “phải tự cứu mình trước khi trời cứu”.

 

Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh tất cả các loại hình, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình (ngoại trừ một số doanh nghiệp an ninh, quốc phòng), thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường và cơ hội kinh doanh. Nhà nước bảo đảm sự ổn định lâu dài của chính sách, để doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư.

 

Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn coi doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế, cơ quan Nhà nước phải luôn nhận phần việc khó, ưu tiên cho người dân và doanh nghiệp theo tinh thần Nhà nước kiến tạo, cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ.

 

Vì vậy, Lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố định kỳ hàng quý phải tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp để nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn. Từng cán bộ công chức phải có nhận thức đúng đắn về cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, chuyển mạnh mẽ sang tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trong đó có các giấy phép con; nghiêm cấm ban hành bất cứ điều kiện kinh doanh mới nào trái quy định của pháp luật, ban hành không đúng thẩm quyền…

 

Phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế của đất nước" ngày 29/4/2016


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang