Thứ Năm, 02/05/2024 16:52:35 GMT+7

Tin đăng lúc 22-08-2023

Lượt xem: 378

Thúc đẩy liên kết vùng giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình

Trong đó, trọng tâm là tăng cường hợp tác, kết nối phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thúc đẩy liên kết vùng giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình
UBND 2 tỉnh Quảng Ninh - Ninh Bình ký biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy liên kết vùng giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Đó là nội dung mà Đoàn công tác của Tỉnh Ninh Bình ký kết với tỉnh Quảng Ninh tại buổi đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh. 

 

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Quảng Ninh đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của năm 2022 và trong cả 3 năm (2020-2022) chịu tác động của dịch Covid-19, trở thành địa phương điển hình về chủ động phòng, chống, kiểm soát hoàn toàn dịch COVID-19, chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân và thực hiện thành công “mục tiêu kép”; giữ vững đà tăng trưởng (GRDP) cao, ổn định trên 2 con số trong 7 năm liên tiếp (2016-2022).

 

6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 9,46%, đứng thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 cả nước. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được tập trung triển khai, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Quảng Ninh hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng của cả giai đoạn 2020-2025 về phát triển văn hóa xã hội, con người, gắn với nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, nhất là khu vực biên giới, hải đảo.

 

Theo ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh: Quảng Ninh luôn chú trọng thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng một cách chặt chẽ, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045.

 

Riêng với hai tỉnh Quảng Ninh và Ninh Bình thời gian qua cũng đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác ở một số lĩnh vực nhằm phát huy tối đa nguồn lực, bổ sung cho nhau, cùng phát triển, nhất là về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến điểm đến du lịch.

 

Từ kinh nghiệm của mình, thời gian tới tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục trao đổi kinh nghiệm với Ninh Bình trong thực hiện lập quy hoạch, phương án quy hoạch hệ thống đô thị, các khu chức năng; phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện; phương án phân bổ, khoanh vùng sử dụng đất đảm bảo cân đối nhu cầu sử dụng đất cho các ngành lĩnh vực, từng địa phương phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể, xác định rõ trách nhiệm, tiến độ hoàn thành các nội dung theo biên bản ghi nhớ giữa hai địa phương, qua đó, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của mỗi địa phương để cùng phát triển nhanh, bền vững.

 

Theo ông Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình: Việc tăng cường kết nối giữa 2 địa phương là mối quan tâm rất xác đáng để 2 địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng cùng tương hỗ phát triển, thúc đẩy liên kết vùng giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình.

 

Để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, ngoài ký kết biên bản ghi nhớ, đồng Tỉnh Ninh Bình mong muốn các nội dung hợp tác được cụ thể hóa theo từng năm, thực hiện sơ kết hằng năm để kiểm đếm, đánh giá kết quả, hiệu quả ở từng nội dung hợp tác cũng như những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ kịp thời.

 

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh – tỉnh Ninh Bình đã ký biên bản ghi nhớ về các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình, trọng tâm là tăng cường hợp tác, kết nối phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo nguyên tắc “Chia sẻ - Đồng thuận - Cùng phát triển”.

 

Theo đó, việc triển khai liên kết liên vùng giữa hai địa phương phải bảo đảm theo đúng chủ trương, định hướng, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tạo bứt phá từ sự kết nối phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, vượt trội, khác biệt của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Ninh Bình trong vai trò trung tâm của vùng, cực tăng trưởng, vị trí cửa ngõ, hệ thống cảng biển, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, con người. Luôn phát huy tinh thần đồng hành, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư bảo đảm theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

Được biết, Ninh Bình nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Ninh Bình có 1.821 di tích lịch sử, văn hoá, mà tiêu biểu là vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư, khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước Vân Long, nhà thờ đá Phát Diệm… và đặc biệt quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

 

Lĩnh vực du lịch của tỉnh Ninh Bình đang đứng trước giai đoạn phát triển mạnh với nhiều cơ chế, chính sách đầu tư lớn. Đặc biệt, ngành Du lịch Ninh Bình đã có bước chuyển mình mạnh mẽ từ khi quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đã tạo ra bước đột phá, mở ra cơ hội lớn, đưa du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

 

Phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và quảng bá hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Quảng Ninh phối hợp triển khai nhiều hoạt động để đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư, hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế, phục hồi và phát triển mạnh mẽ ngành du lịch.

 

Nghiên cứu hợp tác, hỗ trợ trong thời gian tới về công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường hợp tác, thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế để tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn.

 

Theo DiendanDN


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang