Thứ Bẩy, 27/04/2024 01:12:49 GMT+7

Tin đăng lúc 06-01-2017

Lượt xem: 7602

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Dệt may Việt Nam

Với số lượng HSSV chính quy được đào tạo dao động từ 6000 - 8000 người, cử nhân có việc làm ngay sau khi ra trường chiếm hơn 90%, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HICT) hiện đang là một trong những đơn vị đi đầu khi giải quyết được vấn đề việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội:  Nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Dệt may Việt Nam
Toàn cảnh Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Tiền thân là Trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật nghiệp vụ May mặc được thành lập ngày 19/1/1967, trải qua nhiều lần đổi tên, ngày 04/6/2015, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội theo Quyết số 769/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trường Cao đẳng Công nghiệp – Dệt may Thời trang Hà Nội.

 

Trải qua nhiều giai đoạn, với quy mô ngày càng phát triển, Nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.  Hiện nay, HITC đang đào tạo nhiều ngành nghề, trong đó:  Trình độ đại học gồm các ngành Công nghệ may; Công nghệ Sợi- dệt; Quản lý công nghiệp..., dự kiến năm 2017, Trường tuyển sinh  02 ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Thiết kế thời trang. Trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề gồm các ngành: Công nghệ may/May thời trang; Thiết kế thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí/Sửa chữa thiết bị may; Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử/Điện công nghiệp; Công nghệ Sợi-dệt. Trình độ trung cấp gồm các ngành: Công nghệ may và thời trang; Bảo trì và sửa chữa thiết bị may. Hàng năm, Trường còn đào tạo 2000 học viên theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp dệt may.

 

TS Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Nhà trường trình bày lịch sử 50 năm phát triển trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và kết quả thực hiện công tác tự chủ giai đoạn 2015 - 2016

 

Trong những năm vừa qua, đội ngũ giảng viên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Nhà trường. Tính đến năm 2016, Nhà trường có 276 giảng viên cơ hữu, trong đó 50% có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Trên cơ sở đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, trong số 100% giảng viên dạy thực hành có trình độ chuyên môn đại học trở lên thì 40% số giảng viên của Trường đã có kinh nghiệm công tác tại doanh nghiệp từ 2-5 năm. Đây là nhân tố quyết định đảm bảo sinh viên của Trường được trang bị kỹ năng thực hành đúng với chuẩn của doanh nghiệp.

 

Với đặc thù là trường hoạt động theo mô hình tự chủ nên vấn đề tổ chức, nhân sự tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thực sự có tính  tự chủ cao, tiêu chí được đề cao nhất là tính hiệu quả, năng động khi thiết kế bộ máy tổ chức nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của trường. Sau 2 năm hoạt động tự chủ, Nhà trường hiện quản lý và phát triển 14 chương trình đào tạo chính quy và 44 chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may bao gồm các vị trí giám đốc, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng, merchandiser, tổ trưởng, chuyền trưởng sản xuất...

 

Sinh viên nhà trường trong giờ thực hành

 

Trong thời gian học tập, sinh viên được tiếp cận với môi trường doanh nghiệp và được tham gia vào sản xuất sản phẩm theo thị trường từ năm thứ hai, được bố trí phòng tự học thực hành ngoài giờ lên lớp. Chính vì thế nhiều sinh viên tốt nghiệp được làm việc tại các Công ty, Tập đoàn lớn về sản xuất hàng may mặc được đánh giá cao về khả năng chuyên môn và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các doanh nghiệp.

 

Tại buổi Họp báo Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập trường (19/01/1967-19/01/2017) và 2 năm hoạt động theo mô hình trường đại học tự chủ theo định hướng ứng dụng diễn ra vào chiều 06/01, TS Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội cho biết: Nhà trường hiện có Trung tâm Sản xuất dịch vụ thực hiện nhiệm vụ sản xuất và đào tạo, với quy mô hơn 600 lao động, tương đương với một doanh nghiệp loại vừa, nhưng điểm khác biệt hoàn toàn với các doanh nghiệp là 100% cán bộ tại đây có trình độ đại học trở lên và đã được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật để hướng dẫn sinh viên thực tập. Trung tâm có quan hệ với hơn 20 quốc gia/khu vực và trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là thế mạnh nổi trội trong công tác đào tạo của trường, giúp học sinh sinh viên được thực tập về kỹ thuật và quản trị kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng mô hình công nghệ mới như LEAN, phương thức sản xuất ODM gắn liền với các nhu cầu của doanh nghiệp. Hàng năm hơn 3.000 lượt HSSV thực tập tại đây.

 

Trải qua 50 năm xây dựng, với bề dày lịch sử, thày và trò Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã nỗ lực, thi đua dạy tốt, học tốt, giành được những thành tựu to lớn. Với tâm thế mới của tuổi 50, CBNV - HSSV Nhà trường tiếp tục phấn đấu trong công tác dạy và học để xứng đáng với vai trò là nơi đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành Dệt may và cả nước.

 

Nguyễn Hoa

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang