Thứ Bẩy, 23/11/2024 14:50:36 GMT+7
Lượt xem: 1020

Tin đăng lúc 02-10-2021

3 tháng cuối năm 2021, dự báo ngành dệt may sẽ rất khó khăn

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May (VITAS), trong 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, Vitas dự báo 3 tháng cuối năm nay sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may.
3 tháng cuối năm 2021, dự báo ngành dệt may sẽ rất khó khăn
Dự báo 3 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may

Trong rất nhiều khó khăn mà ngành dệt may phải đối mặt thì khó khăn lớn nhất đó là nguy cơ cao khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay.

 

Từ đầu quý III/2021 đến nay, dịch kéo dài tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã làm nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

 

Mặc dù nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam cố gắng bố trí sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng từ 10-30% số lao động đi làm với chi phí tốn kém hơn nhiều so với bình thường.

 

Báo cáo từ Vitas cho biết, tháng 9/2021, xuất khẩu của ngành ước đạt 3 tỷ USD tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8/2021 và giảm 10,5% so với tháng 9/2020. Với tình hình dịch bệnh như vậy, mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD của năm 2019 sẽ rất khó khăn. 

 

Để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may ổn định sản xuất kinh doanh, Vitas đề nghị và đã được Chính phủ chấp nhận đó là: Cho phép doanh nghiệp bố trí làm thêm giờ theo tháng cao hơn quy định 40 giờ/tháng của pháp luật và không vượt quá 300 giờ/năm để doanh nghiệp có thể bố trí sản xuất giải quyết các đơn hàng tồn đọng sau dịch, hoặc nhận thêm đơn hàng hỗ trợ các doanh nghiệp ngừng sản xuất. Điều này đã giúp các doanh nghiệp dệt may tháo gỡ một phần khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

 

Ngoài ra, nhà nước tập trung hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền để tránh cho doanh nghiệp không rơi vào tình trạng đứt thanh khoản như: dừng các khoản thu không phải chi ngay mà để kết dư; tạm dừng thu phí công đoàn và đoàn phí công đoàn, hạ hạn mức tín dụng, giảm lãi suất vay…

 

Công Du


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang