Thứ Bẩy, 23/11/2024 07:28:52 GMT+7
Lượt xem: 1413

Tin đăng lúc 28-04-2021

Bình Dương: Phát triển chuỗi liên kết giá trị, tạo đà cho CNHT cất cánh

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là tỉnh tập trung nhiều dự án, doanh nghiệp (DN) lớn tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Phát triển chuỗi liên kết tại các khu công nghiệp được cho là chìa khoá vàng cho ngành CNHT tại địa phương này.
Bình Dương: Phát triển chuỗi liên kết giá trị, tạo đà cho CNHT cất cánh
Công nghiệp chế biến, chế tạo của Bình Dương tăng gần 7%

Trong quý 1/2021, dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra khó lường song chỉ số sản xuất công nghiệp của Bình Dương đã tăng khá cao so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng gần 6,9%, đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành khi chiếm tỷ trọng 98,9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của Bình Dương.

 

Dù vậy, đại dịch Covid-19 vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, đặc biệt là diễn biến phức tạp ở các quốc gia ngay gần Việt Nam như: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia. Đối với Bình Dương, điều này đã đặt ra bài toán về hình thành chuỗi liên kết giá trị, nhất là tại các khu công nghiệp (KCN) để thuận lợi cho phát triển sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

 

Đơn cử, Bình Dương là địa phương đóng góp vào tỷ trọng xuất khẩu gỗ lớn thứ hai cả nước song lại đang rất thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các DN. Nếu có KCN chuyên ngành gỗ thì việc tập hợp, chuyên môn hóa trong sản xuất sẽ được đẩy mạnh, thúc đẩy sản xuất lớn với quy trình được liên kết chặt chẽ. Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, khẳng định: “Quan trọng nhất việc tập trung vào KCN sẽ giúp các DN ngành gỗ đẩy mạnh liên kết, hình thành chuỗi sản xuất, phát triển ngành công nghiệp gỗ hiện đại, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển”.  

 

Trong quý 1/2021, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Bình Dương có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 15,26%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,14%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,7%... Để duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ ấy, việc hoàn thiện chuỗi liên kết giá trị tại các KCN là điều kiện tiên quyết. Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần KCN Tân Bình cho biết, chủ trương của KCN là thu hút các lĩnh vực CNHT, các dịch vụ đầu cuối, hệ thống vận tải… để thu hút, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tại KCN Tân Bình.

 

 

Bình Dương ưu tiên thu hút ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ mới, công nghệ sạch

 

Có thể nói, dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra thách thức cũng vừa mở ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam. Các đối tác, bạn hàng lớn như Nhật, Mỹ, Australia, Hàn Quốc… đang muốn tìm kiếm một nơi an toàn khác ngoài Trung Quốc để dịch chuyển một phần nguồn cung cho chuỗi giá trị của họ. Những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết càng giúp chúng ta có nhiều cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như trong ngành CNHT thế giới.

 

Năm 2020, nhiều nước trên thế giới chỉ có mức tăng trưởng kinh tế âm, nhưng Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Do đó, Việt Nam được đánh giá có nhiều lợi thế để DN nước ngoài ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm, hợp tác mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Trong đó, Bình Dương sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, DN nước ngoài. Trong gian đoạn tới, Bình Dương cũng có chủ trương đẩy mạnh phát triển khu vực CNHT và tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất. Tập trung rà soát kỹ và có giải pháp phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh từ nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào, đến sản xuất, chế biến và trung gian phân phối, thị trường, tiêu thụ sản phẩm…

 

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương cho biết: “Ngành Công Thương tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch, phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ”. 

 

Trong 2 tháng đầu năm 2021, Bình Dương đã thu hút được 396 triệu USD vốn FDI. Lũy kế đến nay, Bình Dương đã thu hút được 3.953 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 35,8 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI, chỉ sau TPHCM và Hà Nội.

 

Lê Phương

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang