Thứ Năm, 21/11/2024 20:23:44 GMT+7
Lượt xem: 2985

Tin đăng lúc 26-09-2024

Đảm bảo hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin là nền tảng vững chắc để công tác chuyển đổi số vươn cao

<p>Thời gian qua, C&ocirc;ng ty Điện lực Thanh H&oacute;a (PC Thanh H&oacute;a) đ&atilde; t&iacute;ch cực triển khai, ứng dụng khoa học, c&ocirc;ng nghệ th&ocirc;ng tin, chuyển đổi số v&agrave;o từng lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong đ&oacute;, đảm bảo hạ tầng viễn th&ocirc;ng v&agrave; c&ocirc;ng nghệ th&ocirc;ng tin (VT&amp;CNTT) được coi l&agrave; nền tảng vững chắc để c&ocirc;ng t&aacute;c chuyển đổi số ng&agrave;y một vươn cao, g&oacute;p phần đem lại hiệu quả một c&aacute;ch r&otilde; rệt, đảm bảo gi&uacute;p cho C&ocirc;ng ty ho&agrave;n th&agrave;nh c&aacute;c chỉ ti&ecirc;u, nhiệm vụ được giao.</p>
Đảm bảo hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin là nền tảng vững chắc để công tác chuyển đổi số vươn cao
Cán bộ Phòng Viễn thông và Công nghệ thông tin PC Thanh Hóa thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị nhằm đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, ổn định phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị

Theo đó, PC Thanh Hóa đã thành lập tiểu Ban điều hành chuyển đổi số, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số theo từng giai đoạn và giao nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện đối với 08 nội dung trọng tâm của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đề ra, bao gồm: Số hóa dữ liệu; Số hóa quy trình nghiệp vụ; Tương tác trên không gian số; Áp dụng công nghệ mới; Tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Đảm bảo hạ tầng VT&CNTT; An toàn thông tin; Chú trọng đến công tác đào tạo và nâng cao hiệu quả truyền thông chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Định kỳ hàng tháng, Tiểu ban điều hành chuyển đổi số tổ chức họp để rà soát và triển khai mặt công tác này.

 

Luôn coi chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của nhân loại, trong đó “Chương trình Chuyển đối số quốc gia” đã được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, các kế hoạch, chương trình, chỉ đạo về chuyển đổi số được triển khai thực hiện đồng bộ, xuyên xuốt từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến Tổng công ty Điện lực miền Bắc và xuống tới cấp Công ty. Ngay từ đầu năm 2004, PC Thanh Hóa đã bắt đầu tiếp cận và thực hiện số hóa dữ liệu thông tin khách hàng trên phần mềm CMIS 1.0 (hiện nay đang bắt đầu triển khai phần mềm CMIS 4.0).

 

 

Công nhân Đội Quản lý vận hành 110kV Thanh Hóa kiểm tra hệ thống lưới điện bằng thiết bị Flycam

 

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của PC Thanh Hóa và điều này được thể hiện rõ nét trong lĩnh vực kỹ thuật – an toàn; Kinh doanh dịch vụ khách hàng; Quản trị nội bộ; Đầu tư xây dựng; Lưới điện thông minh… Đồng thời, giúp đơn vị tính toán chính xác, vận hành an toàn theo đúng thực tế, tối ưu, tăng hiệu suất và giảm chi phí, dự báo và chủ động ngăn chặn kịp thời rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, Công ty cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo chuyển đổi số, cũng như đảm bảo an toàn thông tin, đẩy mạnh truyền thông số…

 

Bên cạnh đó, PC Thanh Hóa cũng đã tăng cường phối hợp với chính quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân để cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 trên cổng thông tin điện tử Quốc gia; Triển khai thu tiền điện không dùng tiền mặt thông qua hợp tác với đối tác ngân hàng BIDV, Agribank chi nhánh tỉnh, Agribank – Bắc TH, Agribank – Nam TH, Vietcombank, Vietinbank, ABBbank, cùng các Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến MOMO, Viettel, Zion Zalopay, Vimo, Vnpay, Dịch vụ trực tuyến cộng đồng Việt -Vietunion Payoo, Paytech, Bưu điện, Tổng công ty Truyền thông VNPT; Phổ biến, hướng dẫn khách hàng các dịch vụ số của ngành điện, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

 

 

Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã giúp cho đơn vị quản lý vận hành hiệu quả lưới điện 110kV

 

Xác định xây dựng hạ tầng VT&CNTT, là nhiệm vụ có vai trò rất quan trọng trong công tác chuyển đổi số, vì vậy, PC Thanh Hóa đã rất quan tâm đến lĩnh vực này. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã thực hiện và đưa vào vận hành với khối lượng 1969 km cáp quang bao gồm: Cáp quang kết nối các Điện lực, TBA 110kV, cáp quang đường trục.... Cùng với đó là hệ thống thiết bị truyền dẫn với mạng OT 47 thiết bị truyền dẫn bị, mạng IT 55 thiết bị truyền dẫn (SDH, DWDM, Switch PoP, Switch Access…); Hệ thống mạng IT phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho 27 đơn vị cấp 4 và 27 TBA 110kV, 12 máy chủ (được sử dụng để triển khai các hệ thống phần mềm ứng dụng nội bộ tại PC Thanh Hóa như: Hội nghị truyền hình, thi trắc nghiệm, giám sát mạng PRTG, máy chủ DHCP, máy chủ Kaspersky, máy chủ đo xa Hữu Hồng, IFC, GLEX, Vinashino. Điển hình đối với hệ thống họp trực tuyến được PC Thanh Hóa dùng trên 02 hệ thống với 01 phần cứng kết nối 30 điểm cầu và hệ thống phần mềm Zoom bản quyền cho phép tham gia đồng thời lên đến 300 điểm cầu kết nối.

 

Mặc dù công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đến thời điểm hiện tại đã được PC Thanh Hóa thực hiện rất tốt nhưng nhìn nhận thực tế về hệ thống đường truyền, kho dữ liệu, các phần mềm… qua thời gian sẽ cần phải tiếp tục nâng cấp các thiết bị cũ chưa được hỗ trợ tính năng tự động hóa, điều khiển từ xa, để có thể đáp ứng yêu cầu cao hơn. Việc chuyển đổi này cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn rất lớn để thay thế các thiết bị này. Cùng với đó là việc đồng bộ và xử lý dữ liệu, hiện nay, Công ty đang sử dụng và khai thác 50 phần mềm dùng chung của Tập đoàn và Tổng công ty. Lượng dữ liệu thu thập, xử lý từ các hệ thống phần mềm theo thời gian là rất lớn. Cùng một dữ liệu nhưng lại được theo dõi, quản lý trên nhiều phần mềm khác nhau…

 

 

Công nhân Điện lực trực thuộc PC Thanh Hóa lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng phát triển mới

 

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, PC Thanh Hóa đã tập trung nghiên cứu đưa ra các nhóm giải pháp, từng bước khắc phục, trước hết là tổ chức đào tạo, bồi huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận làm công tác khai thác, vận hành hệ thống phần mềm, hệ thống CNTT, hệ thống lưới điện thông minh; Tuyên truyền và kêu gọi các tổ chức đoàn thể trong Công ty tham gia hưởng ứng công tác nhận thức chuyển đổi số. Đặc biệt là phải thường xuyên quan tâm tăng cường, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT, các dự án lưới điện thông minh, thay thế công tơ điện tử…; Thực hiện các chính sách, trang bị đầy đủ các giải pháp phần cứng, phần mềm nhằm đảm bảo An toàn an ninh mạng khi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được đưa lên không gian số. Ngoài ra, khuyến khích các CBCNV tích cực có ý tưởng, sáng kiến, đề tài hỗ trợ các nhiệm vụ và công tác chuyển đổi số của Công ty. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2024, PC Thanh Hóa đã có 01 sáng kiến về xây dựng phần mềm “Giám sát, ngăn chặn thiết bị lạ truy cập hệ thống mạng tại Công ty Điện lực Thanh Hóa” được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc công nhận. Phần mềm này có chức năng phát hiện và ngăn chặn việc truy cập vào hệ thống mạng nội bộ khi các thiết bị người dùng cuối chưa được định danh và kiểm duyệt an toàn thông tin.

 

Tin tưởng rằng, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ cùng với phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đảm bảo xây dựng vững chắc nền móng hạ tầng VT&CNTT trong công tác chuyển đổi số sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đây cũng sẽ là một hướng đi quan trọng để PC Thanh Hóa góp phần cùng với Tổng công ty Điện lực miền Bắc phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề ra.

 

Hùng Mạnh


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang