Chủ Nhật, 06/10/2024 15:06:28 GMT+7
Lượt xem: 1161

Tin đăng lúc 20-03-2023

Thái Nguyên: Quyết liệt chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp, tạo sức bật cho sản phẩm OCOP

Thực hiện chủ chương chuyển đổi số của Chính phủ, ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện, nhất là trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP. Chuyển đổi số đã tạo sức bật cho sản phẩm OCOP.
Thái Nguyên: Quyết liệt chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp, tạo sức bật cho sản phẩm OCOP
Việc tổ chức hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn TMĐT đã giúp Võ Nhai tiêu thụ 80 tấn quả na; HTX miến dong Việt Cường tăng doanh số bán hàng lên gấp đôi từ 10 tỷ lên 20 tỷ/năm ngay trong thòi kỳ dịch Covid năm 2021

 

Quyết liệt triển khai thực hiện chuyển đổi số

 

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2121/KH-SNN ngày 09/7/2021 về thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành NN&PTNT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tập trung vào đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành; phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản; Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

 

Cùng với đó, Sở NN&PTNT đã ban hành trên 50 văn bản chỉ đạo, đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc Sở quyết liệt tham gia vào chương trình chuyển đổi số và yêu cầu các đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm tạo ra bước ngoặt, phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học - công nghệ, khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án, mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

 

 

Thái Nguyên có khoảng 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử; 02 sàn Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Voso.vn (Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel)

 

 

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo như: Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên với sự tham gia của các doanh nghiệp bưu chính (Vỏ sò, Postmart,…) và các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh tham dự; Hội thảo về “Chuyển đổi số trong Chương trình xây dựng NTM và Chương trình OCOP”; Hội thảo về “Giải pháp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong trồng, chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, thương hiệu và giá trị sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên”; Hội nghị triển khai, hướng dẫn các chủ thể OCOP tạo lập, thương mại điện tử trên nền tảng số Tiktok và áp dụng các mô hình kinh tế số; Hội thảo kết hợp Livestream giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh trên fanpage của Đài Phát thanh, Truyền hình Thái Nguyên, các kênh bán hàng trực tuyến,… Năm 2021-2022, Sở NN&PTNT đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyển đổi số gắn với nhiệm vụ của ngành cho trên 60 lớp với khoảng 4.000 lượt người tham dự theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

 

Tạo sức bật cho sản phẩm OCOP

 

Ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện, trên nhiều lĩnh vực như: Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi thú y,… Trong đó, đối với Chương trình xây dựng NTM và phát triển sản phẩm OCOP, ngành Nông nghiệp đã triển khai xây dựng phần mềm đánh giá, phân hạng và cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên thiết bị di động và Hệ thống phần mềm quản lý, đánh giá và cơ sở dữ liệu các xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên nhiều nền tảng. Triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể, hợp tác xã tiếp cận, thương mại điện tử sản phẩm các sản phẩm OCOP trên các nền tảng số như Tiktok, Facebook, Zalo… Phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ tự động hóa trong một số quy trình sản xuất sản phẩm OCOP; hoàn thiện phần mềm đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP và Hệ thống cơ sở phần mềm thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đưa phần mềm quản lý sản phẩm OCOP vào hoạt động đánh giá phân hạng năm 2022,…

 

 

Tỉnh Thái Nguyên đã có 173 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó: 91 sản phẩm 3 sao; 80 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Miến dong Việt Cường đủ tiêu chuẩn OCOP 5 saotạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương

 

 

Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Bưu điện Thái Nguyên, Viettel Thái Nguyên,… hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử với hơn 90.000 hộ đã được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; gần 90.000 hộ được mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử và được cung cấp tài khoản thanh toán số; khoảng 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn thương mại điện tử; 02 sàn Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) và Voso.vn (Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel) đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 50 tấn nông sản địa phương, trên 95% các doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội. 

 

Về hỗ trợ các kỹ năng số: Hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán nông sản sản phẩm trên mạng xã hội cho trên 2.500 chủ thể sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm; hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và Website quảng bá sản phẩm cho 132 doanh nghiệp, hợp tác xã, 173 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các nền tảng, như: C-Thái Nguyên, VnPost, Voso, Sendo, Lazada, Shopee,... triển khai hướng dẫn người dân, chủ thể, doanh nghiệp thương mại điện tử trên các nền tảng số, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, maketting các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP, đặc biệt là các nền tảng số như TikTok, đẩy mạnh kinh tế số.

 

Đến nay, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đứng trong Top đầu cả nước về chuyển đổi số với những thành tựu trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Việc ứng dụng số trong phát triển nông nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2023, đối với Chương trình OCOP, Thái Nguyên tập trung vào các nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu Ngành và hướng dẫn các chủ thể OCOP thương mại điện tử trên nền tảng số, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho chủ thể, hợp tác xã sản phẩm OCOP.

 

Minh Ngọc


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang